HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA VÀ XỬ TRÍ SẶC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ

       Trẻ từ 1 đến 3 tuổi rất dễ bị sặc dị vật đường thở, khi có vật lạ rơi vào đường thở của trẻ, gây hẹp hoặc tắc hoàn toàn đường thở. Ba mẹ cần lưu ý đây là một tai nạn nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ. Khi gặp trường hợp này, trẻ phải được cấp cứu khẩn cấp. Đôi khi trong những trường hợp nặng, nếu cha mẹ không biết cách và không kịp xử lý trong vòng từ 5 đến 10 phút thì tính mạng trẻ có thể bị đe dọa, dẫn đến các hậu quả nặng nề như tổn thương não không hồi phục, thậm chí gây tử vong.

       Nguyên nhân là do ở độ tuổi từ 1-3 tuổi, trẻ muốn khám phá, tò mò nên dễ bỏ các vật vào miệng. Hoặc khi trẻ đang ăn/bú sữa mà đùa giỡn, ăn không đúng cách.

DẤU HIỆU CỦA SẶC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ

Trẻ đang khỏe mạnh trước đó, đột nhiên xuất hiện hội chứng xâm nhập: ho sặc sụa, tím tái, khó thở, không khóc, tím tái nhanh chóng, ngừng thở, lờ đờ, lơ mơ hoặc hôn mê.

Tắc đường thở mà biểu hiện từ ho, khó thở, khóc yếu đến nặng hơn là không khóc được, tím tái, ý thức tụt dần đến hôn mê.

THỰC HIỆN CÁCH SƠ CỨU KHI TRẺ BỊ SẶC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

Nếu trẻ hồng hào, la khóc hoặc nói được, không khó thở Nếu trẻ tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu:
  • Trấn an trẻ
  • Đặt trẻ ở tư thế ngồi thở
  • Nếu cần, đưa trẻ đến bệnh viện khám và gắp dị vật ra.
  • Nhanh chóng gọi cấp cứu ( 115) và người hỗ trợ
  • Tiến hành cách sơ cứu vỗ lưng, ấn ngực theo hướng dẫn bên dưới.

TIẾN HÀNH SƠ CỨU:

Trường hợp 1: TRẺ DƯỚI 01 TUỔI “PHƯƠNG PHÁP VỖ LƯNG-ẤN NGỰC”

  • Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ của trẻ bằng bàn tay trái.

  • Dùng gót bàn tay phải vỗ lưng 5 cái nhanh và mạnh vào vùng giữa 2 xương bả vai của trẻ.

  • Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải kiểm tra.
  • Nếu còn khó thở, tím tái thì dùng 2 ngón tay của bàn tay trái ấn mạnh ở vùng ½ dưới xương ức 5 cái.

  • Nếu trẻ vẫn tím tái, khó thở, úp người trẻ trở lại tiếp tục vỗ lưng. Có thể lặp lại 6-10 lần “vỗ lưng-ấn ngực” cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được.

  • Nếu trẻ có cân nặng mà người tiến hành sơ cứu không thể giữ nổi trẻ trên cánh tay thì có thể để trẻ như hình bên dưới

Trường hợp 2: TRẺ LỚN VÀ NGƯỜI LỚN  “THỦ THUẬT HEIMLICH”

  • Trẻ còn tỉnh:
  • Đứng sau lưng trẻ hoặc quỳ gối, vòng 2 tay ôm lấy thắt lưng trẻ.
  • Một bàn tay tạo thành nắm đấm, đặt vào vùng thượng vị ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn, bàn tay kia chồng lên trên.
  • Ấn 5 cái dứt khoát mạnh, nhanh theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên.
  • Có thể lập lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi ra khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được.

  • Trẻ hôn mê:
  • Để trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân.
  • Đặt gót 1 lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, đặt tiếp bàn tay thứ 2 chồng lên bàn tay thứ nhất
  • Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên
  • Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được

NHỮNG LƯU Ý & CÁCH PHÒNG NGỪA SẶC DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ

  • Nếu trẻ ngừng thở, phải thổi ngạt trước và trong khi sơ cứu bằng thủ thuật “Vỗ lưng ấn ngực” ở trẻ nhỏ hoặc thủ thuật “Heimlich” ở trẻ lớn
  • Đừng can thiệp nếu nạn nhân vẫn còn có thể ho, thở hay la khóc được
  • Đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó nếu bạn không thể lấy được vì có thể làm dị vật rơi vào sâu hơn
  • Phải bình tĩnh xử trí những thao tác sơ cứu trước khi đưa đến bệnh viện để tránh hậu quả đáng tiếc

Những điều nên làm:

  • Cho trẻ ăn, uống hoặc bú đúng cách, không cố ép khi trẻ đang khóc.
  • Đặt trẻ nằm nghiêng khi trẻ nôn ói hoặc ọc sữa
  • Luôn theo dõi khi cho trẻ bú, ăn hoặc chơi

Những điều không nên làm:

  • Không để các vật nhỏ: nút áo, đồng xu, hạt đậu hoặc đồ chơi kích thước nhỏ (< 5 cm)… nơi trẻ chơi và ngủ hoặc trong tầm với của trẻ
  • Không cho trẻ nhỏ ăn đậu phộng, hạt nhỏ, kẹo cứng hoặc thức ăn có xương
  • Không cho trẻ cười giỡn, chạy nhảy trong khi ăn.

 

Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An sẽ luôn đồng hành, quan tâm, chăm sóc thật tốt cho các bé. Chúng tôi luôn đặt sự an toàn của trẻ lên trên hết và luôn hướng đến sự hài lòng của Quý khách hàng.

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua
Tel: 0260.388.9999 phím số 3
Zalo: 088 9993 699

 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.