LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VII NGOẠI BIÊN – TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ

Liệt dây thần kinh số VII là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, không lây truyền.

1. Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh gì?

Dây thần kinh số VII là dây vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Tình trạng này trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.

Chúng ta ít biết rằng dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ ở vùng mặt. Đó là lý do các tổn thương vận động của nửa mặt có nhiều nguyên nhân như nguyên nhân từ thân não, ở dây thần kinh số VII, ở xương đá hoặc tuyến mang tai…

 Nguyên nhân:

  • Liệt dây VII trung ương: Liệt mặt điển hình do các khu trú trong sọ gây ra tai biến mạch máu não, u của hệ thần kinh trung ương, u dây thần kinh thính giác.
  • Liệt dây VII ngoại biên: Tổn thương dây VII từ xương thái dương trở ra còn gọi là liệt mặt Bell, thường do lạnh, hoặc do viêm.

2. Chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 7 bằng cách nào?

+ Triệu chứng:

  • Mất nếp nhăn trán bên liệt
  • Mắt nhắm không kín
  • Mất rãnh mũi má bên liệt
  • Nhân trung lệch
  • Méo miệng
  • Ăn uống rơi vãi, xúc miệng nước chảy về phía bên liệt.
  • Các yếu tố khác: chảy dịch tai, chấn thương, yếu nửa người,…

+ Bác sĩ cần khám tai, thần kinh để xác định nguyên nhân bệnh

+ Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Chụp cộng hưởng từ sọ não có mạch máu não để xác định tổn thương tại trung ương hay ngoại biên
  • Các xét nghiệm khác: Công thức máu, Đường máu, Máu lắng, Sinh hóa…

3. Cách điều trị 

+ Liệt mặt ngoại biên

  • Thuốc: vitamin 3B, prednisolone liều cao, các thuốc điều trị nguyên nhân
  • Châm cứu
  • Thủy châm
  • Chích lễ
  • Cấy chỉ
  • Cứu
  • Xoa bóp bấm huyệt

+ Liệt mặt trung ương

Liệt VII trung ương: cần xác định nguyên nhân gây ra tổn thương trung ương là do đâu: u, nhồi máu hay xuất huyết vùng thân não (chỗ xuất phát nhân dây thần kinh) …để có hướng điều trị đúng.

Khoa Y học cổ truyền phục hồi chức năng Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An với đội ngũ lương y giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, phòng ốc sạch sẽ thoáng mát, sẽ là nơi khách hàng có thể gửi gắm niềm tin điều trị các bệnh lý như

  • Các bệnh cơ xương khớp: Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp và phần mềm quanh khớp, phục hồi sau mổ chấn thương chi …
  • Các bệnh lý thần kinh vận động: Liệt nửa người do tai biến mạch não, liệt tứ chi, liệt 2 chi dưới, liệt các dây thần kinh sọ, tổn thương các dây thần kinh trụ, thần kinh quay, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, lưng, đau đầu cơ năng …
  • Các bệnh lý tâm thần kinh: Suy nhược thần kinh, mất ngủ, lo âu ..

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.