Cúm A là mội loại cúm mùa, có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có tốc độ lây lan cực nhanh và dễ gây ra biến chứng. Trước tỉ lệ mắc bệnh ngày một tăng, nhiều người thắc mắc liệu bệnh cúm A có nguy hiểm không và nên làm gì với bệnh lý này? Hãy cùng BVĐK Vạn Gia An tìm hiểu nhé!
CÚM A LÀ GÌ?
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H5N1, A/H1N1, A/H3N2, A/H7N9, trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch bệnh.
Virus cúm A được xác định là lan truyền chủ yếu qua các hoạt động hàng ngày như: ho, hắt hơi, dùng chung đồ cá nhân, tiếp xúc chung món đồ vật nơi có bám virus cúm A. Vì thế, việc tiêm vacxin phòng cúm phải được tiêm nhắc lại mỗi năm để đảm bảo có hiệu quả với chủng cúm mới.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CÚM A
– Ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể.
– Trường hợp nặng có thể gây nhiễm trùng tai, tiêu chảy, buồn nôn, nôn,, sốt cao gây co giật, tức ngực, viêm phổi…
CÚM A CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Mặc dù phần lớn người mắc bệnh cúm A có thể tự khỏi khi được điều trị đúng cách tại nhà, tuy nhiên bệnh cúm A vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm tới sức khỏe.
– Virus cúm A luôn luôn biến đổi hàng năm. Chính vì lý do trên mà chúng ta luôn được khuyến cáo là nên tiêm vắc xin cúm hàng năm.
– Cúm A không gây tổn thương đơn lẻ mà người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn do phế cầu, gây viêm tai giữa, viêm phế quản phổi, viêm phế quản… đặc biệt là là ở trẻ nhỏ.
Chính vì thế không nên chủ quan trước tình trạng mắc cúm A. Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh cần lập tức cách ly và điều trị theo tư vấn của bác sĩ, tránh lây lan cho những người trong gia đình. Khi thực hiện đúng, bệnh cúm A sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng 5 tới 7 ngày.