CÁCH NGĂN NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH

 

   Động mạch dẫn máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan khác trong cơ thể và tĩnh mạch mang máu ít oxy trở về tim.

   Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch sưng phồng, có thể nhìn thấy qua da. Chúng thường có màu tím hoặc xanh, phồng to và ngoằn ngoèo.

Bệnh thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch chân do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn. Bệnh thường gặp ở khoảng 10-35% người lớn ở độ tuổi từ 30 đến 70 với tiến triển chậm, không rầm rộ, nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc, gây giảm chất lượng cuộc sống, giảm năng suất làm việc. Khi bệnh gây biến chứng loét tĩnh mạch rất khó điều trị khỏi.

Suy Giãn Tĩnh Mạch Chân

CÁC YẾU TỐ CÓ THỂ LÀM TĂNG NGUY CƠ SUY GIÃN TĨNH MẠCH

  • Tiền sử gia đình có người bị suy giãn tĩnh mạch
  • Giới tính: thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn đàn ông
  • Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ bị giãn tĩnh mạch càng tăng
  • Béo phì, thừa cân
  • Nghề nghiệp phải đứng nhiều, ít di chuyển
  • Thói quen ít tập thể dục, hút thuốc
  • Mang thai: do thay đổi hormone, thai đôi hoặc đa thai, mang thai nhiều lần. Phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch, nhưng thường hồi phục trong vòng một năm sau khi sinh. Phụ nữ mang thai nhiều lần có thể bị suy giãn tĩnh mạch vĩnh viễn.

BỆNH CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ KHÔNG?

  •    Nếu không điều trị, suy giãn tĩnh mạch sẽ chuyển biến xấu theo thời gian. Tình trạng này có thể gây đau và mỏi cũng như gây những thay đổi ở da như phát ban, đỏ da, và loét da.
  •    Huyết khối tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm. Nhưng khi tổ chức xung quanh huyết khối bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần phải được điều trị ngay bằng kháng sinh, đặc biệt người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt nếu một trong hai chân sưng to bất thường, có vết loét hoặc vùng da gần tĩnh mạch đổi màu.
  •    Huyết khối tĩnh mạch sâu gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này sẽ trôi đi theo dòng máu, chảy về tim, từ tim, cục máu sẽ di chuyển theo dòng máu đến các cơ quan, nếu gặp phải nơi mạch máu nhỏ, lòng động mạch hẹp (động mạch bị xơ vữa) thì rất dễ gây tắc nghẽn (qua mạch máu não gây thiếu máu não gây nhũn não hoặc xảy ra ở động mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim). Cục máu đông đi về phổi và gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong trong vài phút nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  •   Ước tính tại Mỹ, huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra 60.000 đến 300.000 ca tử vong mỗi năm. Một số dấu hiệu sớm của tắc mạch phổi như khó thở, đau khi thở, ho (hoặc ho ra máu), nhịp tim nhanh.

7 dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tĩnh mạch

 

LÀM GÌ ĐỂ DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Một số lời khuyên của bác sĩ để có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là các chị em phụ nữ đang mang thai:

  • Tập thể dục hoặc đi bộ thường xuyên mỗi ngày giúp hỗ trợ, cải thiện hệ tuần hoàn.
  • Kê cao chân khi ngồi và cả trong lúc ngủ.
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi một tư thế trong thời gian dài.
  • Không đi giày cao gót, giày đế thấp sẽ tốt hơn cho bắp chân, và tốt hơn cho tĩnh mạch.
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái. Có thể sử dụng gối tựa để giữ tư thế ngủ và nâng cao chân. Tư thế này giúp làm giảm áp lực của tử cung lên các tĩnh mạch lớn ở bên phải ổ bụng.
  • Duy trì mức cân nặng phù hợp trong các tháng của thai kỳ. Tuân thủ chế độ ăn ít muối để phòng ngừa tình trạng sưng chân do giữ nước.
  • Bổ sung vitamin hàng ngày bằng chế độ ăn uống cân bằng trong thời kỳ mang thai sẽ giữ cho hệ tĩnh mạch khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm có vitamin C, đây là nguyên liệu mà cơ thể sử dụng để sản xuất collagen và elastin (mô liên kết) giúp sửa chữa và duy trì sức bền của thành mạch máu.

Giải pháp lý tưởng cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân

Phương pháp điều trị:

Bạn có thể đăng ký khám, chữa bệnh tại Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa Khoa Vạn Gia An, dựa trên quá trình thăm khám, kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ chẩn đoán về tình trạng bệnh để đưa ra hướng điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.

Sử dụng tất y tế:

  • Đây là phương pháp không dùng thuốc rất thông dụng và hiệu quả.
  • Loại tất này tạo ra áp lực lên từng phần của chân, phù hợp với sinh lý bình thường: chặt hơn ở gần cổ chân và lỏng dần khi lên cao, luôn ôm lấy chân và đẩy máu theo các tĩnh mạch đi về tim, đồng thời làm tăng tốc độ tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ hình thành huyết khối do tốc độ dòng máu chảy chậm gây ra.
  • Tác dụng làm khép kín các van tĩnh mạch và tạo áp lực phù hợp là hai đặc tính quan trọng nhất của tất y tế mà không loại thuốc nào thể thay thế được. Để ngăn chặn máu ứ trệ ở chân, vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường, bệnh nhân nên đi tất ngay lúc đang nằm, và sử dụng cả ngày.
  • Bệnh nhân nên đi tất y tế chuyên dụng, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, tránh ngồi hoặc đứng lâu, kê cao chân khi ngồi và ngủ. Nếu tình trạng giãn tĩnh mạch vẫn không thay đổi nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì cần tới điều trị tại các trung tâm chuyên khoa tim mạch.
  • Ngoài ra, với những bệnh nhân nặng hơn, còn một số phương pháp điều trị khác như tiêm xơ tĩnh mạch (kéo dài 4 đến 6 tuần, sau đó kết hợp với dùng tất y tế), đốt bằng sóng cao tần, đốt laser nội mạch hay phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn. Các phương pháp này đều có tính hiệu quả và an toàn cao, được sử dụng rộng rãi, góp phần không nhỏ cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

 

Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, Khoa Nội Tổng hợp của Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An chăm sóc sức khỏe cho người bệnh toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua
Tel: 0260.388.9999 phím số 3
Zalo: 088 9993 699

 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.