GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHÔNG PHỤ THUỘC INSULINE

Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (hay gọi là đái tháo đường type 2) là bệnh đái tháo đường hay gặp nhất hiện nay. Bệnh phát triển một cách thầm lặng, âm ỉ. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này qua bài viết sau đây nhé!

BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 LÀ GÌ?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat mãn tính xảy ra khi lượng glucose trong cơ thể tăng cao hơn ngưỡng bình thường.

Khi bị đái tháo đường type 2, mặc dù cơ thể vẫn sản xuất đủ lượng insulin nhưng insulin không có tác dụng hoặc cơ thể có insulin thậm chí thừa nhưng do một nguyên nhân nào đó làm cho các tế bào không thể sử dụng glucose trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ quan trong cơ thể.

ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

  • Người lớn ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên
  • Trẻ em thừa cân, béo phì.
  • Đái tháo đường thai kỳ.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

  • Biến chứng tim mạch: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong.
  • Biến chứng thận: Bệnh tiểu đường gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận.
  • Biến chứng thần kinh: Bệnh đái tháo đường típ 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Biểu hiện ở các chi: Tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ…; Tổn thương dây thần kinh sọ có thể gây sụp mi, lác trong, liệt mặt; Tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa,…
  • Biến chứng về thị giác: Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa.
  • Nguy cơ nhiễm trùng: Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu liền,…
  • Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến sản khoa cho trẻ và mẹ; nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác.

Ngoài các biến chứng kể trên, đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều các cơ quan khác của cơ thể như: Xương, khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da…

CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Để phòng bệnh đái tháo đường tupe 2, mọi người hãy duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, thực phẩm giàu chất béo, ăn nhiều rau xanh và trái cây…và không nên tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh đái tháo đường tupe 2 được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất hiện nay và có xu hướng ngày càng tăng cao. Việc khám sàng lọc tiểu đường sẽ giúp người bệnh cập nhật tình trạng sức khỏe của bản thân và có phương pháp can thiệp kịp thời. Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An đang có gói Sàng lọc đái tháo đường và rối loạn mỡ máu, được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi kinh nghiệm chuyên môn và thiết bị công nghệ hiện đại, có thể chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 2 ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số Hotline 02603 889 999 bấm phím 1 hoặc Inbox vào Fanpage của Bệnh viện.

————————————————————————–
BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN GIA AN
🏥 Địa chỉ: 407 Bà Triệu, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
☎️ Tel: (0260) 388.9999
📞 Hotline: (0260) 388.9999
Zalo: 0889.993.699
Email: info@vangiaan.vn

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.