Thông tin này dành cho bạn nếu như bạn đã mổ cắt tử cung đường âm đạo (CTCĐAĐ) hoặc đang hồi phục từ việc CTCĐAĐ – là phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo.
Thông tin này cũng có thể có ích nếu bạn là chồng, bạn tình, bạn bè hoặc người thân của người được CTCĐAĐ.
VỀ THÔNG TIN NÀY
Thông tin này sẽ giúp bạn hồi phục sau CTCĐAĐ. Bạn cần đọc thông tin này cùng với bất kỳ thông tin nào thầy thuốc cung cấp cho bạn về những lựa chọn và về bản thân cuộc phẫu thuật. Bạn cũng có thể tìm xem video hữu ích có bàn luận về phẫu thuật CTCĐAĐ và việc hồi phục. Thông tin này cung cấp lời khuyên chung dựa trên những kinh nghiệm của các phụ nữ và quan điểm của chuyên gia. Mỗi phụ nữ có những nhu cầu khác nhau và sự hồi phục khác nhau theo những cách khác nhau. Việc hồi phục của bạn sẽ tùy thuộc vào:
- Tình trạng sức khỏe của bạn trước khi phẫu thuật.
- Lý do cần phải cắt tử cung.
- Kiểu cắt tử cung chính xác mà bạn đã được thực hiện.
- Cuộc mổ có thuận lợi hay không và có bất kỳ biến chứng nào hay không?
Thông tin ở đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn sức khỏe và những lựa chọn để điều trị và chăm sóc. Nhóm chăm sóc sức khỏe bệnh viện có mặt để hỗ trợ bạn trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn cho bạn. Nhóm này có thể giúp bằng cách bàn luận tình huống của bạn với bạn và trả lời những thắc mắc của bạn.
– Bạn có thể đang được CTCĐAĐ, hoặc đã có CTCĐAĐ, nối kết với:
- Phẫu thuật phục hồi sàn chậu – nếu có như vậy, bạn có thể tìm thông tin có ích ở: “Thông tin dành cho bạn sau phẫu thuật phục hồi sàn chậu”.
- Cắt vòi trứng (lấy đi một hoặc cả hai vòi trứng), có thể có liên quan đến phẫu thuật vào ổ bụng qua các lỗ (keyhole surgery) – nếu có như vậy, bạn có thể tìm thông tin có ích ở “Thông tin dành cho bạn sau phẫu thuật nội soi cắt tử cung”.
Kiểu cắt tử cung sẽ tùy thuộc vào những tình huống cá nhân của bạn và sẽ được bác sỹ phụ khoa bàn luận với bạn trước khi phẫu thuật.
Bạn sẽ cần được gây mê hoặc gây tê (phương pháp vô cảm) đối với CTCĐAĐ. Có thể là gây mê hoặc gây tê vùng (tủy sống hoặc ngoài màng cứng).
TÔI CÓ THỂ MONG CHỜ ĐIỀU GÌ SAU CẮT TỬ CUNG ĐƯỜNG ÂM ĐẠO?
THỜI GIAN NẰM VIỆN THÔNG THƯỜNG LÀ BAO LÂU?
Trong phần lớn các trường hợp, bạn sẽ nhập viện vào ngày mổ. Bạn có thể về nhà (xuất viện) trong vòng 24 giờ hoặc, tùy thuộc vào các tình huống, bạn có thể cần phải nằm viện trong hai đến ba ngày.
Những ảnh hưởng của gây mê
Phần lớn các phương pháp gây mê hiện đại có thời gian gây mê ngắn. Bạn sẽ không có các ảnh hưởng sau đó của gây mê, hoặc chịu bất kỳ các ảnh hưởng của gây mê quá một ngày sau phẫu thuật. Trong 24 giờ đầu bạn có thể cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn thường lệ và khả năng phán đoán/tư duy có thể bị suy giảm. Bạn nên ở bệnh viện trong 24 giờ đầu, tuy nhiên, bạn nên có một người thân đủ trưởng thành bên cạnh bạn trong thời gian này và bạn không được lái xe (ô tô, xe máy…) hoặc đưa ra những quyết định quan trọng.
Thông tiểu
Bạn có thể được đặt ống thông tiểu ở bàng quang nhằm giúp dẫn lưu nước tiểu. Thông tiểu này thường đặt cho đến 24 giờ sau phẫu thuật cho đến khi bạn có thể dễ dàng đi vào phòng vệ sinh để đi tiểu. Nếu có vấn đề về đi tiểu, có thể phải cần đặt thông tiểu trong vài ngày.
Sẹo mổ
Cắt tử cung đường âm đạo được thực hiện qua đường âm đạo, vì vậy sẹo mổ sẽ không nhìn thấy được. Tuy nhiên, nếu bạn có phẫu thuật vào ổ bụng qua các lỗ – là một phần của phẫu thuật (chẳng hạn, cắt tử cung đường âm đạo có hỗ trợ nội soi), bạn sẽ có từ 2 đến 4 sẹo nhỏ ở những phần khác nhau của thành bụng. Mỗi sẹo dài khoảng 5mm đến 10mm.
Các sợi chỉ khâu và băng dán
Không cần phải lấy đi những sợi chỉ khâu trong âm đạo, vì chúng là chỉ tự tiêu. Bạn có thể thấy một sợi chỉ, hoặc một phần của sợi chỉ rơi ra ngoài sau vài ngày hoặc vài tuần. Điều này thì bình thường và không có gì phải lo lắng.
Nếu bạn có phẫu thuật vào ổ bụng qua các lỗ, các vết cắt có thể được đóng lại bằng các sợi chỉ khâu hoặc gằng keo dán (glue). Keo dán và vài sợi chỉ khâu sẽ tự tiêu. Chỉ khâu có thể được các y tá/điều dưỡng lấy đi (tại nhà hoặc tại bệnh viện) vào ngày thứ 5 đến 7 sau mổ. Bạn sẽ được cung cấp thông tin về điều này. Các vết cắt sẽ được bao phủ ngay từ đầu bởi băng dán. Bạn có thể lấy đi băng dán này khoảng 24 giờ sau phẫu thuật và có thể tắm rửa hoặc dùng vòi sen.
Gạc
Bạn có thể được đặt một băng gạc (chiều dài gạc giống một tampon lớn) trong âm đạo sau mổ nhằm làm giảm nguy cơ chảy máu. Y tá/điều dưỡng sẽ lấy đi gạc này sau mổ trong khi bạn vẫn còn nằm viện. Nhớ kiểm tra điều này với y tá/điều dưỡng của bạn rằng, gạc này đã được lấy đi trước khi bạn về nhà (xuất viện).
Ống dẫn lưu
Thỉnh thoảng, một ống dẫn lưu được đặt xuyên qua âm đạo của bạn nhằm dẫn lưu hết bất kỳ máu hoặc dịch mà có thể tích lũy ngay sau mổ. Y tá/điều dưỡng sẽ lấy đi ống dẫn lưu này sau mổ trong khi bạn vẫn còn nằm viện.
Chảy máu âm đạo
Bạn có thể bị đau và khó chịu ở vùng bụng dưới trong ít nhất vài ngày đầu sau mổ. Khi ra viện, bác sỹ sẽ kê đơn các thuốc giảm đau đối với cơn đau mà bạn đang chịu đựng. Đôi khi, các thuốc giảm đau có chứa codeine hoặc dihydrocodeine có thể làm cho bạn buồn ngủ, lừ đừ và táo bón. Nếu bạn phải cần dùng thuốc giảm đau này, hãy cố ăn thêm trái cây và chất xơ nhằm làm giảm khả năng bị táo bón. Việc sử dụng thuốc giảm đau theo đơn nhằm làm giảm đau sẽ giúp cho bạn có thể rời khỏi giường sớm hơn, đứng thẳng người và đi dạo – tất cả những điều này sẽ đẩy nhanh việc hồi phục và giúp ngăn ngừa việc hình thành các cục máu đông ở chân và phổi của bạn.
Trung tiện (Đánh rắm)
Sau khi mổ, nhu động ruột có thể bị chậm lại tạm thời, gây giữ lại khí (air or “wind”). Điều này gây ra đau chút ít hoặc khó chịu cho đến khi khí được thoát ra. Rời khỏi giường và đi dạo sẽ giúp khí dễ thoát ra. Nước bạc hà (peppermint water) cũng có thể làm giảm bớt sự khó chịu này. Khi mà nhu động ruột bắt đầu, sẽ giảm bớt việc giữ khí lại.
Bắt đầu ăn và uống
Sau mổ, bạn có thể được đặt một “kim luồn” (“drip”) ở cánh tay nhằm truyền dịch cho bạn. Khi bạn có thể uống trở lại, người ta sẽ lấy đi kim luồn này. Bạn sẽ được cho uống nước hoặc một tách trà và đôi khi được ăn nhẹ. Nếu bạn không thấy đói, bạn nên uống dịch (drink fluid). Cố gắng ăn sớm chút gì đó.
Rửa và tắm vòi sen
Nếu bạn có phẫu thuật vào ổ bụng qua các lỗ (keyhole surgery) và có các sẹo mổ trên bụng, bạn có thể tắm vòi sen hoặc tắm (shower or bath) và lấy đi bất kỳ các băng dán vào ngày thứ hai sau mổ. Đừng lo lắng về việc sẹo bị ướt – miễn là bảo đảm rằng, thấm khô chúng bằng khăn giấy sạch chỉ dùng một lần, hoặc để các sẹo khô trong không khí. Giữ sẹo sạch và khô giúp mau lành vết thương.
Hình thành các cục máu đông – Làm thế nào để giảm nguy cơ này?
Có nguy cơ nhỏ về việc hình thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch ở chân và vùng chậu (deep vein thrombosis – DVT) sau bất kỳ cuộc mổ nào. Những cục máu đông này có thể di chuyển đến phổi (pulmonary embolism), gây tình trạng nghiêm trọng. Bạn có thể làm giảm nguy cơ các cục máu đông bằng cách:
– Sau mổ, cần vận động, di chuyển càng sớm càng tốt.
– Tập các bài tập khi bạn đang nghỉ ngơi, chẳng hạn:
+Đưa mỗi bàn chân lên và xuống nhanh gọn trong 30 giây bằng cách di chuyển mắt cá chân.
+Di chuyển mỗi bàn chân theo chuyển động tròn trong 30 giây.
+Uốn cong và làm thẳng chân – một chân tại một thời điểm, 3 lần cho mỗi chân.
Bạn cũng có thể được hướng dẫn các thao tác khác nhằm làm giảm nguy cơ phát triển cục máu đông, đặc biệt nếu bạn bị thừa cân hoặc có những vấn đề sức khỏe khác. Những vấn đề này có thể bao gồm:
– Đang tiêm Heparine hàng ngày (một thuốc chống đông) – bạn có thể cần phải tiếp tục dùng những mũi tiêm này hàng ngày khi bạn về nhà (xuất viện); bác sỹ sẽ khuyên bạn về thời gian bạn cần dùng chúng.
– Mang vớ ép (compression stockings), cần mang cả ngày lẫn đêm cho đến khi bạn có thể vận động/di chuyển.
– Mang bốt đặc biệt, có thể bơm hơi và xì hơi – mang trong khi nằm viện.
Vật lý trị liệu
Bạn sẽ được cung cấp lời khuyên và thông tin về các bài tập nhằm giúp bạn hồi phục và về những phương cách để di chuyển dễ dàng và nghỉ ngơi phù hợp/thoải mái. Người ta sẽ cung cấp những thông tin được viết ra (cung cấp tờ rơi) về điều này. Nhân viên vật lý trị liệu của khoa phòng cũng có thể thăm khám cho bạn sau mổ để chỉ dẫn bạn một số bài tập và hướng dẫn bạn về việc làm cách nào để rời khỏi giường và di chuyển. Nhân viên vật lý trị liệu cũng sẽ khuyên bạn cách thực hiện những bài tập phục hồi cơ sàn chậu.
Bắt đầu liệu pháp thay thế hormone (Hormone Replacement Therapy- HRT)
Nếu các buồng trứng của bạn đã bị cắt bỏ trong khi mổ, bạn có thể được cung cấp liệu pháp thay thế hormone (HRT). Vấn đề này sẽ được bác sỹ phụ khoa bàn luận với bạn và cùng nhau bạn có thể quyết định phương án tốt nhất sắp tới.
Tầm soát cổ tử cung (Cervical Screening- Smears)
Một số phụ nữ vừa bị cắt tử cung đường âm đạo sẽ cần tiếp tục được làm những tầm soát cổ tử cung (smears) từ đỉnh của đường âm đạo. Nhớ kiểm tra với bác sỹ phụ khoa của bạn rằng điều này có áp dụng cho bạn không.
Mệt mỏi và cảm thấy đa cảm
Sau mổ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn bình thường, vì cơ thể bạn đang sử dụng nhiều năng lượng để tự làm lành vết thương. Bạn cần phải có một giấc ngủ trưa mỗi ngày trong vài ngày đầu sau mổ. Cắt tử cung cũng có thể là một stress về mặt cảm xúc và nhiều phụ nữ cảm thấy muốn khóc và xúc cảm ngay từ đầu – khi bạn mệt mỏi thì những cảm giác này càng có vẻ tồi tệ hơn. Đối với nhiều phụ nữ, đây là triệu chứng sau cùng cần cải thiện.
BỆNH VIỆN CÓ THỂ CUNG CẤP CHƯƠNG TRÌNH ĐẨY NHANH HỒI PHỤC HAY KHÔNG?
Đẩy nhanh hồi phục là gì?
Đẩy nhanh hồi phục (Enhanced Recovery Programme) là chương trình nhắm mục tiêu đưa bạn trở lại với sức khỏe bình thường càng sớm càng tốt sau mổ. Nếu bạn đóng vai trò tích cực trong việc điều trị và được hỗ trợ bởi bác sỹ và nhóm đẩy nhanh hồi phục của bệnh viện, những stress bị gây ra bởi phẫu thuật sẽ giảm đi và bạn sẽ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Thể trạng tốt nhất trước khi mổ sẽ giúp bạn trong việc hồi phục. Ngừng hút thuốc lá, giảm cân, cắt giảm bia rượu và tăng tập luyện mỗi ngày sẽ làm cho bạn hồi phục nhanh hơn và an toàn hơn. Điều quan trọng là các bệnh lý nội khoa, như cao huyết áp và hen suyển được kiểm soát trước khi mổ. Bác sỹ sẽ giúp bạn điều này.
Trước khi mổ, bệnh viện sẽ thực hiện việc kiểm tra sức khỏe của bạn và lên chương trình để bạn nằm viện và xuất viện. Quan điểm của bạn sẽ được tính đến. Theo chương trình đẩy nhanh hồi phục, có nghĩa là bạn có khả năng về nhà sớm hơn, vì vậy, điều quan trọng là chuẩn bị cho chương trình này. Chương trình này nhắm đến việc giữ cho bạn ở nhà càng lâu càng tốt trước khi mổ. Bạn có thể được cung cấp các thức uống carbohydrate đặc biệt và bạn cần được tiếp tục uống nước tận đến 2 giờ trước khi mổ để bảo đảm rằng, cơ thể bạn vẫn giữ carbohydrate đúng cách.
Sau phẫu thuật
– Nếu bạn được đặt một ống dẫn lưu, ống thông tiểu hoặc gạc âm đạo, chúng sẽ được lấy đi càng sớm càng tốt.
– Bạn sẽ được khuyến khích uống và ăn càng sớm càng tốt, thậm chí có thể ăn uống ngay tại phòng hồi tỉnh trước khi trở về khoa phòng.
Ăn sớm sau mổ là an toàn và bạn ít có vẻ đau ốm. Nếu bạn đã được đặt một “kim luồn” (“drip”) ở cánh tay, kim luồn này sẽ được lấy đi khi bạn ăn và uống được. Không còn kim luồn, bạn sẽ dễ di chuyển và đi dạo.
– Bạn sẽ có một chương trình riêng giúp bạn di chuyển càng sớm càng tốt. Càng sớm càng tốt khi an toàn trong việc di chuyển, bạn sẽ được giúp rời khỏi giường và như vậy bạn có thể ngồi trong ghế. Sau đó, bạn sẽ được khuyến khích đi dạo những đoạn ngắn. Bạn có thể được cung cấp một cuốn nhật ký với những mục tiêu hàng ngày và không gian để bạn viết ra những gì mà bạn xử lý. Có những lý do đúng đắn để đứng lên và đi dạo càng sớm càng tốt khi an toàn. Bạn ít có khả năng phải chịu đựng những cục máu đông ở chân và vùng chậu (DVT) hoặc ở phổi (pulmonary embolis) và bạn sẽ ít khả năng bị nhiễm trùng phổi. Ruột bạn sẽ phục hồi nhanh hơn và bạn ít khả năng bị chướng hơi hoặc táo bón.
Nhóm đẩy nhanh hồi phục của bệnh viện sẽ bảo đảm giảm đau cho bạn nhằm cho phép bạn làm những hoạt động phù hợp.
Những nhu cầu cá nhân của bạn sẽ được xem xét và bạn sẽ không ra viện cho đến khi bạn sẵn sàng. Bạn sẽ ra viện khi bạn di chuyển, có thể ăn, uống và có thể kiểm soát cơn đau bằng thuốc viên. Trước khi rời bệnh viện, bạn sẽ được cung cấp những tờ hướng dẫn về những người cần liên lạc, tiếp xúc nếu bạn có bất kỳ những lo lắng nào.
Chương trình đẩy nhanh hồi phục giúp người bệnh khỏe nhanh hơn sau mổ. Người bệnh ít tốn thời gian nằm viện và nhanh chóng trở lại các hoạt động bình thường hơn so với hồi phục truyền thống. Bằng cách theo các chương trình đẩy nhanh hồi phục, ít có các biến chứng sau mổ và tỷ lệ nhập viện lại sẽ thấp hơn so với chăm sóc truyền thống.
ĐIỀU GÌ CÓ THỂ GIÚP TÔI HỒI PHỤC?
Cần có thời gian để cơ thể bạn chữa lành vết thương và thoải mái và mạnh khỏe trở lại sau cắt tử cung đường âm đạo. Có một số bước chủ động bạn cần làm trong thời gian này. Những điều sau đây sẽ giúp bạn hồi phục:
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong vài ngày đầu sau khi bạn về nhà. Điều quan trọng là thư giãn, tuy nhiên tránh vắt chéo chân quá lâu khi bạn đang nằm (ngăn ngừa huyết khối). Nghỉ ngơi không có nghĩa là không làm gì suốt cả ngày, vì điều quan trọng là bắt đầu tập luyện và làm các hoạt động nhẹ quanh nhà trong vài ngày đầu.
Chương trình tập luyện cơ sàn chậu
Những cơ sàn chậu trải dài nền của sàn chậu. Chúng vận hành để giữ cho các cơ quan vùng chậu ở vị trí đúng đắn (ngăn ngừa sa), gần gũi mật thiết với bàng quang và ruột (làm ngừng tiểu không kiểm soát hoặc đại tiện không kiểm soát) và làm thỏa mãn tính dục.
Điều quan trọng là phải làm cho những cơ này làm việc đúng đắn sau mổ, thậm chí khi bạn vẫn còn những sợi chỉ khâu. Để xác định những cơ sàn chậu, hãy hình dung bạn đang cố gắng ngừng trung tiện hoặc bạn có thể nghĩ bạn đang tự siết chặt/kẹp chặt bên trong âm đạo. Khi bạn làm điều này, bạn cần cảm thấy những cơ của bạn: “nâng lên và siết chặt”.
Điều quan trọng là phải thở bình thường trong khi bạn đang thực hiện các bài tập cơ sàn chậu. Bạn cũng có thể cảm thấy căng nhẹ ở những cơ vùng bụng dưới. Điều này bình thường. Cần nhớ rằng, trước đây những phụ nữ thường được hướng dẫn thực hành các bài tập-cơ-sàn chậu bằng cách làm ngừng dòng nước tiểu giữa dòng (nín tiểu giữa chừng). Điều này không còn được khuyến cáo, vì dần dần chức năng bàng quang của bạn có thể bị ảnh hưởng.
Bạn có thể bắt đầu các bài tập này nhẹ nhàng ngay khi ống thông tiểu được lấy đi và bạn có thể tự tiểu. Bạn cần phải thực hành những sự siết chặt ngắn cũng như những sự siết chặt dài cơ sàn chậu.
– Những sự siết chặt ngắn là khi bạn siết chặt/kẹp chặt các cơ sàn chậu, trong một giây, sau đó thả lỏng.
– Những sự siết chặt dài là khi bạn siết chặt/kẹp chặt các cơ sàn chậu, giữ lại trong nhiều giây, sau đó thả lỏng.
Hãy bắt đầu với những gì phù hợp/thoải mái và sau đó tăng dần, nhắm mục tiêu đến 10 sự siết chặt dài (đến tận 10 giây cho mỗi lần siết chặt dài), theo sau bởi 10 sự siết chặt ngắn (1 giây cho một lần siết chặt ngắn).
Bạn phải thực hiện các bài tập cơ sàn chậu ít nhất 3 lần mỗi ngày. Lúc đầu, bạn có thể thấy dễ làm chúng hơn khi bạn đang nằm hoặc ngồi, Khi các cơ của bạn cải thiện, nhắm mục tiêu đến việc làm những bài tập khi bạn đang đứng. Điều rất quan trọng là siết chặt/kẹp chặt các cơ sàn chậu trước khi bạn làm bất cứ điều gì mà có thể đặt các cơ sàn chậu dưới áp lực, như là nâng, ho hoặc hắt hơi.
Làm những bài tập này như một phần thường quy hàng ngày khi nghỉ ngơi trong cuộc sống. Một số phụ nữ sử dụng những sự khởi động để nhớ những bài tập, như là đánh răng, tắm rửa hoặc những lúc xem ti vi (lúc nghỉ để quảng cáo trên ti vi).
Sự mệt mỏi trong việc làm rỗng ruột (táo bón) cũng có thể làm yếu đi các cơ sàn chậu và cần phải tránh táo bón. Nếu bạn bị táo bón hoặc thấy các bài tập cơ sàn chậu khó, gặp một chuyên gia vật lý trị liệu về sức khỏe phụ nữ sẽ giúp ích cho bạn.
Công việc thường lệ hàng ngày
Thiết lập công việc thường lệ hàng ngày và duy trì nó. Chẳng hạn, cố gắng thức dậy vào thời điểm thông thường, tắm rửa và mặc áo quần, đi dạo và v.v. Việc ngủ và nằm trên giường có thể làm bạn cảm thấy trầm cảm. Cố gắng hoàn thành công việc thường nhật và nghỉ ngơi sau đó nếu bạn cần.
Ăn chế độ ăn lành mạnh
Bảo đảm cơ thể bạn có tất cả các chất dinh dưỡng, bằng cách ăn chế độ ăn cân bằng sức khỏe. Một chế độ ăn cân bằng lành mạnh là chế độ ăn có nhiều chất xơ (trái cây, rau, bánh mỳ nguyên hạt và ngũ cốc) với 2 đến 3 lít dịch đưa vào mỗi ngày, chủ yếu là nước. Nhớ ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau mỗi ngày! Chừng nào mà bạn đang tập luyện đủ và không ăn nhiều hơn bạn cần, bạn không cần phải lo lắng về việc tăng cân.
Giữ cho ruột làm việc
Ruột của bạn cần thời gian để trở về bình thường sau mổ. Những vận động của bạn cần nhẹ nhàng, êm dịu và dễ tống phân. Ngay từ đầu, bạn có thể cần phải sử dụng thuốc nhuận tràng để tránh mệt mỏi, căng thẳng và táo bón.
Nếu bạn bị táo bón, đặt một ghế để chân (footstool) nhỏ dưới chân của bạn khi bạn đang ngồi trên bồn cầu nghĩa là các gối của bạn cao hơn háng của bạn sẽ giúp ích. Nếu có thể, chống/dựa phía trước và dựa cánh tay trên đỉnh của đùi để tránh mệt mỏi, căng thẳng.
Ngừng hút thuốc lá
Ngừng hút thuốc lá sẽ có lợi ích cho sức khỏe, như là làm giảm nguy cơ nhiễm trùng vết thương hoặc các vấn đề về phổi sau gây mê. Bằng cách ngừng hút thuốc lá – thậm chí chỉ trong giai đoạn hồi phục – bạn sẽ mang lại ngay các lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn không thể ngừng hút thuốc lá trước khi mổ, bạn có thể mang những thứ thay thế Nicotine để sử dụng trong khi nằm viện. Bạn không được hút thuốc lá trong bệnh viện. Nếu bạn muốn có thông tin về phòng khám/bệnh viện tư cai thuốc lá nơi bạn ở, hãy nói với y tá/điều dưỡng.
Sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè
Bạn có thể nhận sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè theo nhiều cách khác nhau. Đó có thể là sự hỗ trợ thực tế với những việc như là mua sắm, công việc nhà hoặc chuẩn bị các bữa ăn. Phần lớn mọi người sẽ vui lòng giúp bạn – thậm chí khi bạn phải nhờ họ! Sự có bầu có bạn khi bạn đang hồi phục sẽ cho bạn cơ hội để nói bạn cảm thấy như thế nào sau mổ và có thể giúp nâng trạng thái tinh thần của bạn. Nếu bạn sống một mình, hãy lên kế hoạch sắp tới để có ai đó cùng ở với bạn trong vài ngày đầu khi bạn ra viện/về nhà.
Quan điểm sống tích cực
Thái độ của bạn về phía bạn đang hồi phục như thế nào là yếu tố quan trọng trong việc xác định cơ thể bạn lành vết thương như thế nào và bạn cảm thấy như thế nào về bản thân. Bạn có thể muốn sử dụng thời gian hồi phục như một cơ hội để tạo ra một số lựa chọn về lối sống tích cực lâu dài, như là:
+Bắt đầu tập luyện các bài tập đều đặn nếu trước đó bạn chưa làm và dần dần xây dựng các mức độ tập luyện.
+Ăn chế độ ăn lành mạnh – nếu bạn bị thừa cân, điều tốt nhất là ăn uống lành mạnh mà không cố làm giảm cân trong 2 tuần đầu sau mổ; sau đó, bạn có thể muốn giảm cân bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập luyện.
Dù tình huống của bạn như thế nào và dù bạn cảm thấy như thế nào, hãy cố tiếp tục làm những điều mà có ích cho sự hồi phục lâu dài của bạn.
NHỮNG ĐIỀU GÌ CÓ THỂ LÀM CHẬM SỰ HỒI PHỤC CỦA TÔI ?
Việc hồi phục sau mổ là một trải nghiệm rất cá nhân/ một kinh nghiệm rất riêng tư. Nếu bạn muốn làm theo tất cả những lời khuyên mà bạn được cung cấp nhưng lại không nghĩ rằng bạn ở giai đoạn mà bạn bắt buộc phải làm theo, hãy nói với bác sỹ của bạn.
Cần có thời gian lâu hơn để hồi phục từ một cuộc mổ cắt tử cung nếu:
- Bạn có những vấn đề về sức khỏe trước khi mổ; chẳng hạn, những phụ nữ bị đái tháo đường có thể chậm lành vết thương hơn và có khuynh hướng dễ bị nhiễm trùng.
- Bạn hút thuốc lá – những người hút thuốc lá có tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi hoặc nhiễm trùng vết thương trong giai đoạn hồi phục và việc hút thuốc lá có thể làm chậm tiến trình lành vết thương.
- Bạn bị thừa cân vào thời điểm phẫu thuật – nếu bạn bị thừa cân, có thể cần thời gian lâu hơn để hồi phục từ những ảnh hưởng của việc gây mê và có nguy cơ cao hơn có các biến chứng như là nhiễm trùng và huyết khối.
- Đã có bất kỳ biến chứng nào trong khi mổ.
KHI NÀO THÌ TÔI CÓ THỂ NHẬN ĐƯỢC LỜI KHUYÊN Y KHOA SAU KHI CẮT TỬ CUNG ĐƯỜNG ÂM ĐẠO?
Trong khi phần lớn phụ nữ hồi phục tốt sau cắt tử cung đường âm đạo, thì các biến chứng có thể xảy ra – như với bất kỳ phẫu thuật nào. Bạn cần có được lời khuyên về y khoa từ bác sỹ, từ bệnh viện nơi bạn đã được phẫu thuật nếu như bạn trải qua:
Bỏng rát và đau nhói khi bạn đi tiểu: Đây có thể do nhiễm trùng đường tiểu. Điều trị với một liệu trình kháng sinh.
Chảy máu âm đạo mà trở nên trầm trọng hoặc nặng mùi: Nếu bạn cũng cảm thấy không được khỏe và có thân nhiệt cao (sốt), đây có thể do một nhiễm trùng hoặc sự tích tụ nhỏ của máu ở đỉnh của âm đạo – gọi là hematoma (khối máu tụ) vòm âm đạo. Điều trị thường là một liệu trình kháng sinh. Cá biệt, bạn cần phải nhập viện đối với những kháng sinh được cho bằng đường tĩnh mạch. Hiếm khi, phải dẫn lưu khối máu tụ này.
- Da đỏ và đau xung quanh sẹo mổ nếu bạn đã có phẫu thuật qua các lỗ: Đây có thể do nhiễm trùng vết thương. Điều trị với một liệu trình kháng sinh.
- Đau bụng tăng: Nếu bạn cũng có tăng thân nhiệt (sốt), mất cảm giác ngon miệng và đang nôn mửa, đây có thể do tổn thương/hủy hoại ở ruột hoặc bàng quang, trường hợp này bạn cần phải nhập viện.
- Một chân bị sưng, nóng, đỏ, đau hoặc chịu đựng sức nặng trên chân: Đây có thể do một huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
- Nếu bạn bị thở ngắn hoặc đau ngực hoặc ho ra máu, đó có thể là dấu hiệu có một cục máu đông di chuyển đến phổi (thuyên tắc phổi). Nếu bạn có những triệu chứng này, bạn phải tìm kiếm sự giúp đỡ y khoa ngay.
TRỞ VỀ SINH HOẠT BÌNH THƯỜNG
Đi dạo quanh nhà
Trong khi điều quan trọng là nghỉ ngơi đủ, bạn cần phải bắt đầu một vài hoạt động hàng ngày bình thường. Khi bạn về nhà và hồi phục từ từ. Bạn sẽ thấy rằng bạn có thể làm nhiều hơn khi những ngày và những tuần trôi qua. Nếu bạn cảm thấy đau, bạn cần cố làm chút ít trong những ngày khác. Điều có ích là chia những công việc thành những phần nhỏ, như ủi/là một bộ áo quần tại một thời điểm và nghỉ ngơi đều đặn. Bạn cũng có thể ngồi trong khi chuẩn bị thức ăn hoặc sắp xếp quần áo giặt là. Trong tuần đầu hoặc hai tuần đầu, bạn cần hạn chế nâng/nhấc những vật nhẹ như là chai một lít nước, hoặc nồi niêu xoong chảo. Bạn không nên nâng/nhấc những vật nặng như các túi mua hàng đầy hoặc nâng/nhấc trẻ nhỏ, hoặc làm bất kỳ công việc nhà đòi hỏi việc ráng sức như hút bụi cho đến khi được 3 đến 4 tuần sau mổ vì điều này có thể ảnh hưởng đến việc lành vết thương bên trong. Cố gắng cúi xuống với con cháu của bạn thay vì nâng/nhấc chúng lên với bạn. Hãy nhớ nâng đúng đắn bằng cách dang hai bàn chân, uốn cong hai đầu gối, giữ lưng thẳng và chắc (siết chặt hoặc làm cho vững chắc) các cơ sàn chậu và cơ dạ dày khi bạn nâng/nhấc lên. Ôm nắm đồ vật gần với bạn và nâng nhấc bằng cách điều chỉnh/làm thẳng hai đầu gối.
Tập luyện
Trong khi mỗi người sẽ hồi phục theo một tốc độ khác nhau, không có lý do gì bạn lại không nên bắt đầu đi dạo vào ngày bạn về nhà. Bạn nên có thể gia tăng các mức hoạt động rất nhanh trong một vài tuần đầu. Không có bằng chứng cho thấy rằng, các mức hoạt động thể lực bình thường là có hại, và việc xây dựng hoạt động đều đặn và dần dần sẽ hỗ trợ cho sự hồi phục của bạn. Nếu bạn không chắc chắn (hoặc cảm thấy không tự tin), hãy bắt đầu với những cuộc đi dạo đều đều ngắn gần nhà, 2 lần một ngày trong vài ngày đầu. Khi điều này phù hợp, bạn có thể tăng dần thời gian trong khi đi dạo theo nhịp điệu đều đều thư giãn. Nhiều phụ nữ đã có thể đi dạo trong 30 – 60 phút sau 2 đến 3 tuần sau mổ. Bơi là một tập luyện lý tưởng thường có thể bắt đầu lại trong vòng 2 đến 3 tuần sau mổ, miễn là chảy máu âm đạo và dịch tiết đã ngừng hẳn. Nếu bạn tập luyện dần dần, đa số các phụ nữ sẽ trở lại các mức hoạt động trước đó trong vòng 4 đến 6 tuần.
Cần tránh các môn thể thao có va chạm và các môn thể thao cần sức mạnh trong ít nhất 6 tuần, mặc dù điều này sẽ tùy thuộc vào mức độ phù hợp của bạn trước mổ.
Lái xe
Bạn không được lái xe trong 24 giờ sau gây mê tổng quát. Mỗi công ty bảo hiểm sẽ có những điều kiện của riêng họ đối với việc khi nào thì bạn được bảo hiểm để bắt đầu được lái xe trở lại. Hãy kiểm tra chính sách bảo hiểm của bạn.
Trước khi lái xe, bạn cần phải:
- Thoát khỏi các ảnh hưởng an thần của bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.
- Có thể ngồi thoải mái trong xe và vận hành những điều khiển.
- Có thể thoải mái thắt dây an toàn.
- Có thể thực hiện ngừng khẩn cấp.
- Có thể thoải mái ngoái nhìn qua vai để thao tác.
Kế hoạch du lịch
Nếu bạn đang xem xét việc du lịch trong giai đoạn hồi phục, điều có ích là suy nghĩ về:
- Độ dài về thời gian của cuộc hành trình – những cuộc hành trình quá 4 giờ mà ở đó bạn không thể đi dạo (trong xe hơi, xe buýt, tàu lửa hoặc máy bay) có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT); điều này đặc biệt nếu bạn đi du lịch sớm sau mổ.
- Bạn sẽ thoải mái như thế nào trong suốt cuộc hành trình, đặc biệt nếu bạn đang thắt dây an toàn?
Du lịch nước ngoài:
- Bạn có được tiếp cận với lời khuyên về y tế phù hợp tại nơi đến nếu như bạn có vấn đề sau mổ?
- Bảo hiểm du lịch của bạn có được bao phủ/thanh toán bất kỳ sự điều trị y tế cần thiết nào trong trường hợp có sự cố về một vấn đề sau mổ?
Liệu rằng các kế hoạch du lịch của bạn có được bố trí phù hợp với các mức hoạt động đã được khuyến cáo trong thông tin này?
Nếu bạn có những mối quan tâm về các kế hoạch du lịch, điều quan trọng là phải bàn luận những điều này với bác sỹ hoặc với bệnh viện nơi bạn được mổ trước khi du lịch.
Hoạt động tính dục/giao hợp
Thường cần 4 đến 6 tuần sau mổ để lành sẹo các vết thương. Sau đó, sẽ an toàn khi quan hệ tình dục – chừng nào mà bạn cảm thấy thoải mái. Nếu bạn trải qua bất kỳ sự khó chịu nào hoặc bị khô hạn, bạn có thể cần sử dụng chất bôi trơn (lubricant). Bạn có thể mua chất bôi trơn này từ nhà thuốc tây nơi bạn ở.
Trở về với công việc
Mỗi người sẽ hồi phục theo một tốc độ khác nhau, vì vậy, khi nào bạn sẵn sàng trở về với công việc sẽ tùy thuộc vào kiểu công việc mà bạn làm, vào số giờ làm việc và cách bạn làm việc như thế nào.
Sau bất kỳ cuộc mổ nào, bạn có thể bị mệt mỏi hơn bình thường, vì vậy, việc bạn trở về với công việc nên giống như việc bạn trở về với hoạt động thể chất, với việc tăng dần về số giờ và các hoạt động tại công việc. Nếu bạn có một khoa phòng sức khỏe nghề nghiệp, họ sẽ khuyên bạn về điều này.
Một số phụ nữ phù hợp/thích nghi với công việc sau 2 đến 3 tuần (sau mổ) và sẽ không bị tổn hại bởi điều này nếu như không có các biến chứng từ cuộc mổ.
Nhiều phụ nữ có thể trở về công việc bình thường sau 4 đến 6 tuần nếu họ xây dựng/thực hiện các mức hoạt động thể lực của họ ở nhà. Trở về với công việc có thể giúp bạn hồi phục bằng cách đưa bạn trở lại cuộc sống thường nhật. Một số phụ nữ tách rời công việc trong những thời gian dài bắt đầu cảm thấy cô độc và trầm cảm. Bạn không phải là người có thể thoát khỏi triệu chứng này trước khi bạn trở về với công việc. Có một vài băn khoăn lo lắng là điều bình thường vì bạn đang cân nhắc về cuộc sống và công việc. Có thể bạn sẽ trở về với công việc bằng cách làm những giờ ngắn hơn hoặc những công việc nhẹ hơn và xây dựng dần dần theo thời gian. Cân nhắc việc bắt đầu một phần thông qua tuần làm việc bình thường, như vậy bạn có sự nghỉ ngơi có kế hoạch rất sớm.
Bạn cũng có thể có nguyện vọng gặp bác sỹ hoặc khoa phòng y tế nghề nghiệp trước khi bạn trở về và làm những việc làm nhất định – hãy bàn luận với họ trước mổ. Bạn không nên cảm thấy bị áp lực bởi gia đình, bạn bè hoặc người chủ của bạn trong việc trở về với công việc trước khi bạn cảm thấy bạn đã sẵn sàng. Bạn không cần sự cho phép của bác sỹ trong việc trở về với công việc. Quyết định là của bạn.
CÁC BƯỚC HỒI PHỤC
1. Thời gian sau mổ: 1 – 2 ngày
– Tôi có thể cảm thấy gì?
- Trong thời gian này, nhiều khả năng bạn vẫn còn nằm viện.
- Bạn còn chút đau nhức và khó chịu ở bụng.
- Bạn có thể cảm thấy đau khi di chuyển khỏi giường.
- Bạn có thể ra chút máu âm đạo như có kinh.
– Làm gì thì an toàn?
- Ngồi dậy và đi dạo quanh giường.
- Đi vào phòng vệ sinh.
- Tự mặc áo quần.
- Bắt đầu ăn và uống như thường lệ.
- Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ một giấc vào buổi trưa.
– Phù hợp để làm việc: KHÔNG.
2. Thời gian sau mổ: 3 – 7 ngày
– Tôi có thể cảm thấy gì?
- Bạn nên ở nhà.
- Cơn đau của bạn giảm dần và bạn có thể đi dạo, thoải mái hơn.
- Bạn vẫn còn dễ bị mệt.
– Làm gì thì an toàn?
- Tiếp tục như ngày 1 và 2.
- Đi dạo từng đoạn ngắn.
- Tiếp tục các bài tập mà bạn được khuyên.
- Rửa và tắm vòi sen như thông thường.
- Nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa nếu cần.
– Phù hợp để làm việc: KHÔNG.
3.Thời gian sau mổ: 1 – 2 tuần.
– Tôi có thể cảm thấy gì?
- Sẽ ít đau khi bạn tiếp tục đi dạo và sức khỏe của bạn sẽ dần khá hơn.
- Chảy máu âm đạo đã dứt hoặc chỉ còn rất ít.
– Làm gì thì an toàn?
- Thực hiện hoạt động chậm và đều.
- Bạn được khuyên đi dạo lâu hơn và thường xuyên hơn.
- Hạn chế nâng/nhấc các vật nhẹ.
– Phù hợp để làm việc: CHƯA.
4.Thời gian sau mổ: 2 – 4 tuần
– Tôi có thể cảm thấy gì?
- Sẽ ít đau hơn khi bạn di chuyển càng ngày càng nhiều.
- Sức khỏe của bạn đang trở lại bình thường.
– Làm gì thì an toàn?
- Tiếp tục xây dựng/thực hiện các hoạt động bạn đang làm hướng về các mức bình thường.
- Bạn có thể bắt đầu tập môn thể thao ít va chạm.
- Lên kế hoạch trở về với công việc bình thường.
– Phù hợp để làm việc: ĐƯỢC, có thể làm việc ít giờ hơn, hoặc công việc nhẹ lúc đầu. Một số phụ nữ sẽ phù hợp với công việc toàn thời gian sau 4 tuần.
5.Thời gian sau mổ: 4 – 6 tuần
– Tôi có thể cảm thấy gì?
- Phần lớn trở về bình thường.
- Bạn có thể vẫn còn thấy mệt và cần nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.
– Làm gì thì an toàn?
- Tất cả các hoạt động hàng ngày kể cả nâng/nhấc.
- Các bài tập thông thường.
- Lái xe.
- Hoạt động tình dục/giao hợp nếu bạn cảm thấy sẵn sàng.
– Phù hợp để làm việc: ĐƯỢC, tuy nhiên khi bạn cảm thấy chưa sẵn sàng làm việc, hãy nói với bác sĩ hoặc người quản lý của bạn về lý do của việc này.
TS.BS. Nguyễn Gia Định – Bệnh viện đa khoa Vạn Gia An
(Biên dịch từ: Recovering well leaflets – RCOG – 22/10/2015)
CÁC BƯỚC HỒI PHỤC SAU CẮT TỬ CUNG ĐƯỜNG ÂM ĐẠO
Thời gian
sau mổ |
Tôi có thể cảm thấy gì? | Làm gì thì an toàn? | Phù hợp
để làm việc |
1 – 2 ngày | +Trong thời gian này, nhiều khả năng bạn vẫn còn nằm viện.
+Bạn còn chút đau nhức và khó chịu ở bụng. +Bạn có thể cảm thấy đau khi di chuyển khỏi giường. +Bạn có thể ra chút máu âm đạo như có kinh. |
+Ngồi dậy và đi dạo quanh giường.
+Đi vào phòng vệ sinh. +Tự mặc áo quần. +Bắt đầu ăn và uống như thường lệ. +Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ một giấc vào buổi trưa. |
KHÔNG |
3 – 7 ngày | +Bạn nên ở nhà.
+Cơn đau của bạn giảm dần và bạn có thể đi dạo, thoải mái hơn. +Bạn vẫn còn dễ bị mệt. |
+Tiếp tục như ngày 1 và 2.
+Đi dạo từng đoạn ngắn. +Tiếp tục các bài tập mà bạn được khuyên. +Rửa và tắm vòi sen như thông thường. +Nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa nếu cần. |
KHÔNG |
1 – 2 tuần | +Sẽ ít đau khi bạn tiếp tục đi dạo và sức khỏe của bạn sẽ dần khá hơn.
+Ra máu âm đạo đã dứt hoặc chỉ còn rất ít. |
+Thực hiện hoạt động chậm và đều.
+Bạn được khuyên đi dạo lâu hơn và thường xuyên hơn. +Hạn chế nâng/nhấc các vật nhẹ. |
CHƯA |
2 – 4 tuần | +Sẽ ít đau hơn khi bạn di chuyển càng ngày càng nhiều.
+Sức khỏe của bạn đang trở lại bình thường. |
+Tiếp tục thực hiện các hoạt động bạn đang làm hướng về các mức bình thường.
+Bạn có thể bắt đầu tập môn thể thao ít va chạm. +Lên kế hoạch trở về với công việc bình thường. |
ĐƯỢC, có thể làm việc ít giờ hơn, hoặc công việc nhẹ lúc đầu. Một số phụ nữ sẽ phù hợp với công việc toàn thời gian sau 4 tuần |
4 – 6 tuần | +Phần lớn trở về bình thường.
+Bạn có thể vẫn còn thấy mệt và cần nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường. |
+Tất cả các hoạt động hàng ngày kể cả nâng/nhấc.
+Các bài tập thông thường. +Lái xe. +Hoạt động tình dục/giao hợp nếu bạn cảm thấy sẵn sàng. |
ĐƯỢC, tuy nhiên khi bạn cảm thấy chưa sẵn sàng làm việc, hãy nói với bác sĩ hoặc người quản lý của bạn về lý do của việc này |
DỊCH VỤ:
Tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An, Tp. Kon Tum, Khoa Phụ Sản là một trong những chuyên khoa mũi nhọn, cung cấp dịch vụ chăm sóc thai sản toàn diện và an tâm cho mẹ và bé từ khi mang thai đến khi sinh. Đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An có trình độ chuyên môn cao, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm và tư vấn tâm lý tốt. Khoa Phụ Sản, Bệnh viện đa khoa Vạn Gia An có các dịch vụ sau:
- Dịch vụ theo dõi thai sản trọn gói.
- Dịch vụ theo dõi chuyển dạ trọn gói.
- Dịch vụ sinh và mổ sinh trọn gói với nhiều lựa chọn: Chọn giờ mổ, chọn bác sĩ, sinh gia đình, mổ sinh có chồng bên cạnh.
- Dịch vụ đẻ không đau gây tê ngoài màng cứng và giảm đau sau mổ đẻ, giúp sản phụ hoàn toàn không đau sau mổ đẻ.
- Đối với các trường hợp khách hàng mổ đẻ, Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An luôn đề cao hiệu quả điều trị đi kèm với tính thẩm mỹ, mang lại vẻ đẹp mà khách hàng mong muốn.
- Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa.
- Siêu âm chẩn đoán bệnh lý sản phụ khoa và siêu âm chẩn đoán tiền sản tầm soát dị tật.
- Các phương pháp phẫu thuật nội soi được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, mang lại hiệu quả điều trị tốt mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ: phẫu thuật nội soi thai ngoài tử cung, bóc u nang buồng trứng, cắt u nang buồng trứng, lấy vòng trong ổ bụng …
- Thực hiện phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng, qua đường âm đạo, phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo có hỗ trợ nội soi đường bụng, phẫu thuật treo dây chằng tử cung-cùng (điều trị sa mỏm cắt âm đạo)…
- Ngoài ra, Khoa Phụ Sản Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An còn nhận thực hiện những phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ vùng kín (trẻ hóa vùng kín) như: giảm môi âm hộ, tạo hình thành trước âm đạo, tạo hình thành sau âm đạo, tạo hình tầng sinh môn… nhằm mục đích nâng tầm chất lượng cuộc sống cho người phụ nữ, “luôn dành những điều tốt nhất cho bệnh nhân và không bao giờ làm tổn hại họ”.
- Khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.