HƯỚNG DẪN CÁCH PHÂN BIỆT BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ BỆNH VIÊM XOANG

 

Viêm mũi dị ứng và bệnh viêm xoang là 2 bệnh lý hô hấp phổ biến và có những triệu chứng bệnh gần giống nhau, nhưng cũng có các yếu tố phân biệt được.

BSCKI Cao Một – Bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng của Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An sẽ hướng dẫn cách phân biệt bệnh viêm mũi dị ứng và bệnh viêm xoang, cũng như đưa ra một số lời khuyên nổ ích để phòng ngừa bệnh.

  Bệnh viêm mũi dị ứng Bệnh viêm xoang
Định nghĩa – Là tình trạng viêm niêm mạc ở mũi, do sự phản ứng hay phản xạ của xoang mũi đối với các tác nhân có hại bên trong lẫn bên ngoài cơ thể (như: khói, bụi, lông tơ, phấn hoa, thức ăn, thời tiết thay đổi…)

– Do cơ địa dị ứng di truyền, hoặc do di chứng phẫu thuật ở mũi.

– Là một dạng bệnh tai – mũi – họng thường gặp do các lỗ thông xoang bị bịt kín và chứa nhiều dịch mủ khiến cho lớp niêm mạc lót ngoài lớp xoang cạnh mũi trở nên viêm nhiễm.

– Thông thường viêm xoang là kết quả của một đợt viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng.

Bản chất bệnh – Xảy ra do phản ứng miễn dịch quá mức của mũi trước các tác nhân gây dị ứng.

– Bệnh mang tính cơ địa và có yếu tố di truyền, nếu bố hoặc mẹ mắc viêm mũi dị ứng thì khả năng lây truyền bệnh cho con ở mức 30%, còn nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh thì tỷ lệ con bị mắc lên tới 50%.

– Là bệnh lý do tổn thương, nhiễm trùng, vi khuẩn và nấm gây hại ở các hốc xoang, khoang mũi.

– Viêm xoang cấp tính bắt nguồn từ viêm mũi dị ứng.

– Viêm xoang mãn tính không liên quang đến yếu tố di truyền.

– Một số yếu tố nguy cơ của viêm xoang là: hút thuốc lá, lớn tuổi, hen suyễn, dị ứng, bệnh lý răng miệng, miễn dịch kém…

Về triệu chứng Ngứa mũi và nghẹt mũi

Hắt hơi: Người bệnh thường xuyên hắt hơi liên tục không kiểm soát được, nhiều khi gây nên cảm giác đau đầu do khi hắt hơi làm các cơ co thắt.

Chảy nước mũi: Những ngày đầu, dịch mũi trong suốt, không có mùi ở cả hai bên mũi, Những ngày sau, nước mũi trở nên đục hơn do tình trạng nội nhiễm.

Ngứa họng gây ho;

Ngứa mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt;

Ngứa tai.

Tắc ngạt mũi: Người bệnh khó thở, phải thở bằng miệng.

– Khi mãn tính bệnh còn gây loạn khứu giác, ngủ ngáy, ù tai, nhức đầu,… lúc này rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm xoang.

Ngứa mũi và nghẹt mũi

Nhức nặng mặt: đau nhức ở những xoang bị viêm: nhức vùng má (xoang hàm), nhức giữa 2 lông mày (xoang trán), nhức giữa hai mắt (xoang sàng trước), nhức trong sâu, nhức vùng gáy (xoang sàng sau, xoang bướm), nhức đầu, đau tai, đau răng hàm trên;

Giảm khứu giác gây ngửi kém

Chảy nước mũi: Người bệnh chảy dịch mũi màu vàng xanh, đặc quánh và tràn xuống họng;

Sốt;

Ho: kéo dài và hơi thở có mùi hôi.

Biến chứng bệnh – Là bệnh lành tính, không đe dọa đến tính mạng.

– Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng kéo dài và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến viêm xoang mũi dị ứng, viêm xoang mãn tính, polyp mũi – xoang.

– Là căn bệnh ác tính lâu ngày có nguy cơ dẫn đến các biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm não, áp xe hậu nhãn…
Chẩn đoán hình ảnh Khi chụp X-quang viêm mũi dị ứng không cho hình ảnh rõ rệt Chụp X-quang chẩn đoán viêm xoang sẽ cho thấy các hốc xoang chứa mủ.

HƯỚNG DẪN CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH:

  • Cần chủ động xịt/rửa mũi bằng dung dịch, nước rửa mũi sau khi đi từ môi trường khói bụi vào nhà. Đây là chìa khóa để phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm xoang.
  • Không nên nuôi thú cưng nhiều lông trong nhà (chó, mèo, chuột hăm tơ…)
  • Đảm bảo môi trường sống, không gian nghỉ ngơi thật thoáng mát, sạch sẽ; phải vệ sinh nơi ở và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ và vệ sinh các loại vật dụng cá nhân như chăn, ga, gối, đệm, bọc ghế…
  • Tuyệt đối không để nhà ở bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Không sử dụng chất kích thích (rượu, bia…)
  • Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường hoặc những nơi có khói bụi, đặc biệt là vào các ngày lạnh để tránh sự xâm nhập của các tác nhân từ ngoài môi trường.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng mũi, cổ họng và đầu để hệ hô hấp của bạn được tốt nhất.
  • Xoa vùng mũi làm ấm vào mỗi buổi sáng mai để tránh bị buốt rát.
  • Không nên tắm nước lạnh, nên tắm nước ấm trong phòng kín gió và thực hiện nhanh, lau khô người ngay khi tắm xong.
  • Đánh răng sạch sẽ và thực hiện xúc miệng bằng nước muối ngày 2-3 lần liên tục để cổ họng tránh viêm nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc với những khu vực ẩm mốc, bụi bẩn, nơi có nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Không ăn hoặc hạn chế sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, như thức ăn béo, tanh, cay, nóng và các loại hải sản tính hàn (tôm, cua…)
  • Tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch bằng việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất.
  • Tăng cường các loại rau củ chứa nhiều vitamin C, thực phẩm có tính nóng (như gừng, tỏi,..), cá hồi, là những thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng.
  • Phải thường xuyên rèn luyện thể lực (chạy bộ, yoga, tập gym…) để tổng trạng chung khỏe mạnh, như vậy mũi cũng sẽ khỏe.

            Khoa Khám bệnh của Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An có nhận thăm khám, chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm xoang, hoặc các bệnh về Tai, Mũi, Họng khác. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng ban đầu như chảy nước mũi nhiều, đau nhức vùng mặt nên đi khám Bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được tư vấn và điều trị ngay, không nên cố chịu đựng hoặc tự mua thuốc uống, tránh trường hợp để bệnh chuyển biến thành mạn tính hoặc gây nên các biến chứng nguy hiểm.

 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.