KHI NÀO TRẺ MỌC RĂNG? CHĂM SÓC THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH

Mọc răng là cột mốc quan trọng đối với mẹ và bé, đặc biệt là đối với những những bậc cha mẹ mới “nhập môn”, không có kinh nghiệm thì việc bé hay quấy khóc, sốt nhẹ và khó ăn uống hơn bình thường luôn là vấn đề “đau đầu, nan giải”.  Vậy thì, khi nào trẻ mọc răng, và chăm sóc như thế nào cho đúng cách, hãy để các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An “gỡ rối” cho cha mẹ qua bài viết sau:

Khi nào trẻ mọc răng?

Trẻ mọc răng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển quan trọng của hệ xương và răng đáp ứng nhu cầu ăn nhai của trẻ sau này. Thông thường, ở tháng thứ 6 sau khi sinh, trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, sau đó, đến năm 3 tuổi, trẻ sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa.

 Các yếu tố như chất lượng sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng trong quá trình mang thai, yếu tố di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến việc trẻ mọc răng sớm hoặc trễ hơn. Trường hợp lo lắng về vấn bất thường về răng của trẻ, cha mẹ hãy dẫn trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể. 

Dấu hiệu trẻ mọc răng?

Những dấu hiệu mọc răng ở trẻ thường xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi chiếc răng nhú mọc và tự hết sau 3 – 7 ngày. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ mọc răng qua các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, dễ bị kích động.
  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ, hay còn gọi là hiện tượng “đi tướt mọc răng”.
  • Chảy nhiều nước dãi, nướu sinh đỏ, có thể lở loét.
  • Thường xuyên cắn, gặm đồ vật, nghiến nướu, gặm ngón tay.
  • Sốt nhẹ. Thông thường, các trường hợp sốt mọc răng sẽ không quá 38 độ C.
  • Trẻ ăn uống kém, sụt cân.


Chăm sóc trẻ mọc răng?

Giai đoạn trẻ mọc răng là giai đoạn nhạy cảm nhất là khi trẻ chưa thể nói lên những ý kiến của mình, các bậc cha mẹ buộc phải quan sát các dấu hiệu để phát hiện và chăm sóc trẻ đúng cách.

Trong quá trình mọc răng, bố mẹ nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Nhẹ nhàng lau mặt cho bé bằng khăn vải mềm để loại bỏ nước dãi và ngăn ngừa phát ban.
  • Vệ sinh tay sạch trước khi chà lưỡi, lợi cho bé.
  • Cho bé ăn hoặc dùng dụng cụ hỗ trợ để nhai.
  • Không được dùng Aspirin để hạ sốt hoặc giảm đau cho trẻ.
  • Đối với trẻ tiêu chảy do mọc răng cần được bù đủ nước, chia nhiều bữa ăn trong ngày để bé dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Việc chăm sóc răng miệng luôn là vấn đề quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là khi bé mọc những chiếc răng đầu tiên. Mặc dù răng sữa sau đó sẽ rụng dần nhưng sâu răng sẽ làm răng rụng nhanh hơn có thể gây mọc lệch cho răng vĩnh viễn.

  • Lau lợi và răng cho bé bằng gạc hoặc bàn chải đánh răng mềm, với 1 lượng nhỏ kem đánh răng có Flour và cố gắng không để bé nuốt vì dùng quá nhiều Flour có thể gây hại cho trẻ.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ 1 ngày, đặc biệt là sau bữa ăn
  • Cho trẻ làm quen sớm với chỉ nha khoa khi trẻ đã có ít nhất 2 răng đã mọc cạnh nhau. Khuyến khích trẻ bắt chước bố mẹ chải, vệ sinh răng.
  • Không nên cho trẻ uống sữa hoặc nước trái cây trong khi ngủ. Việc này dễ làm tổn thương men răng của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ, đặc biệt là những chiếc răng đầu tiên để trẻ có một hàm răng khỏe đẹp sau này. Tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An, các bác sĩ luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc bé.

————————————————

BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN GIA AN
🏥 Địa chỉ: 407 Bà Triệu, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
☎️ Tel: (0260) 388.9999
📞 Hotline: (0260) 388.9999
Zalo: 0889.993.699
Email: info@vangiaan.vn

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.