Effer Paralmax codein 10mg

Nhóm : Thuốc giảm đau, hạ sốt, Nhóm chống viêm không Steroid, Thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp

Thành phần chính : Paracetamol, Codein phosphat

Quy cách : Hộp 5 vỉ x 4 viên

Sản xuất : Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Boston (Việt Nam)

Công dụng : Giảm đau cấp tính ở mức độ trung bình khi các thuốc giảm đau khác như paracetamol hay ibuprofen (đơn độc) không có hiệu quả.

Độ tuổi : Trên 12 tuổi

Chống chỉ định :

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.
  •  Bệnh gan nặng, suy hô hấp.

Mô tả

Thành phần
– Hoạt chất: Paracetamol 500mg, Codein phosphat 10mg
– Tá dược: Acid citric khan, natri hydrocarbonat, natri carbonat khan, natri saccharin, aspartam, povidon K30, mixed fruit, natri benzoat vừa đủ 1 viên nén sủi bọt.

Chỉ định
EFFER-PARALMAX CODEIN được chỉ định cho bệnh nhân trên 12 tuổi để giảm đau cấp tính ở mức độ trung bình khi các thuốc giảm đau khác như paracetamol hay ibuprofen (đơn độc) không có hiệu quả.

Chống chỉ định
– Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Trẻ em dưới 12 tuổi.
– Bệnh gan nặng, suy hô hấp.
– Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
– Phụ nữ cho con bú.
– Bệnh nhân mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh.
– Trẻ em từ 0 – 18 tuổi vừa thực hiện thủ thuật cắt amidan và/hoặc nạo V.A để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến tắc nghẽn đường thở do các bệnh nhân này có nguy cơ cao xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.

Liều dùng
* Cách dùng:
– Dùng uống, hòa với khoảng 200ml nước, uống ngay sau khi tan hết. – – Khoảng thời gian điều trị giảm đau nên giới hạn dưới 3 ngày và trong trường hợp không đạt được hiệu quả giảm đau, bệnh nhân/người chăm sóc bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để tư vấn.
* Liều dùng:
– Người lớn: 1 – 2 viên/lần, mỗi 4 giờ, tối đa không quá 8 viên/ngày.
– Trẻ em từ 12 – 18 tuổi: 1 – 2 viên/lần, mỗi 6 giờ, tối đa không quá 8 viên/ngày.
– Trẻ em dưới 12 tuổi: không khuyến cáo dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi để điều trị giảm đau do nguy cơ ngộ độc opioid bởi các thay đổi không thể dự đoán trước trong quá trình chuyển hóa codein thành morphin.

Tác dụng phụ
– Táo bón, chóng mặt, buồn nôn, nôn, ức chế hô hấp.
– Paracetamol:Ban da và những phản ứng dị ứng khác thỉnh thoảng xảy ra. Thường là ban đỏ và mày đay, nhưng đôi khi nặng hơn và có thể kèm theo sốt do thuốc và thương tổn niêm mạc. Người bệnh mẫn cảm với salicylat hiếm mẫn cảm với paracetamol và những thuốc có liên quan. Trong một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và giảm toàn thể huyết cầu.
– Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100.
Da: Ban.
Dạ dày ruột: Buồn nôn, nôn.
Huyết học: Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu.
Thận: bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
– Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Khác: phản ứng quá mẫn
Codeinphosphat:
– gặp, ADR > 1/100
Thần kinh: đau đầu, chóng mặt, khát và có cảm giác khác lạ.
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón.
Tiết niệu: bí đái, đái ít.
Tim mạch: mạch nhanh, mạch chậm, hồi hộp, yếu mệt, hạ huyết áp thế đứng
– Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Phản ứng dị ứng: ngứa, mày đay.
Thần kinh: suy hô hấp, an dịu, sảng khoái, bồn chồn.
Tiêu hóa: đau dạ dày, co thắt ống mật.
– Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Dị ứng: phản ứng phản vệ.
Thần kinh: ảo giác, mất phương hướng, rối loạn thị giác, co giật.
Tim mạch: suy tuần hoàn.
Loại khác: đỏ mặt, toát mồ hôi, mệt mỏi.
Nghiện thuốc: dùng codein trong thời gian dài với các liều từ 240 – 540mg/ngày có thể gây nghiện thuốc. Các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi. Có thể gây lệ thuộc thuốc về tâm lý, về thân thể và gây quen thuốc.
* Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Thận trọng
– Đối với những người suy gan, suy thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế dùng rượu.
– Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.
– Dùng codein phosphat thận trọng đối với những người bị bệnh đường hô hấp như hen, khí phế thũng. Có tiền sử nghiện thuốc.
Không dùng codein phosphat để giảm ho trong các bệnh nung mủ phổi, phế quản khi cần khạc đờm mủ.
– Phụ nữ có thai: Chưa có các nghiên cứu trên phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng.
– Phụ nữ cho con bú: EFFERPARALMAX CODEIN 10 không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ đang cho con bú. Ở liều điều trị thông thường, codein và chất chuyển hóa có hoạt tính có thể có mặt trong sữa mẹ ở liều rất thấp và dường như không gây ảnh hưởng bất lợi đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là người mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 siêu nhanh, morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính của codein) có thể có trong sữa mẹ với nồng độ cao hơn và trong những trường hợp rất hiếm gặp, có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc opioid ở trẻ sơ sinh có thể gây tử vong.
– Khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây buồn ngủ, cần thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.
– Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
– Chuyển hóa qua CYP2D6:
Codein được chuyển hóa thành morphin (chất chuyển hóa có hoạt tính) qua enzym gan CYP2D6 tại gan. Nếu thiếu hụt một phần hoặc toàn bộ enzym này, bệnh nhân sẽ không đạt được hiệu quả điều trị phù hợp. Ước tính có đến 7% dân số da trắng có thể thiếu hụt enzym này. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mang gen chuyển hóa mạnh hoặc siêu nhanh, sẽ tăng nguy cơ xảy ra các phản ứng có hại do ngộ độc opioid ngay cả ở liều kê đơn thường dùng. Những bệnh nhân này có khả năng chuyển hóa codein thành morphin nhanh hơn, dẫn đến nồng độ morphin trong huyết thanh cao hơn so với dự kiến.
Các triệu chứng thường gặp của ngộ độc opioid bao gồm rối loạn ý thức, buồn ngủ, thở nông, co đồng tử, buồn nôn, nôn, táo bón và chán ăn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể xuất hiện các triệu chứng của suy giảm tuần hoàn và hô hấp, có thể đe dọa tính mạng và rất hiếm khi gây tử vong.

– Bệnh nhân suy giảm chức năng hô hấp:
Codein không được khuyến cáo sử dụng ở những trẻ em có suy giảm chức năng hô hấp, bao gồm rối loạn thần kinh cơ, bệnh lý nặng về tim hoặc hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp trên và phổi, đa chấn thương hay vừa trải qua phẫu thuật lớn. Các yếu tố này có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của ngộ độc morphin.
– Sử dụng sau phẫu thuật cho trẻ em:
Đã có báo cáo trong các y văn được công bố rằng việc sử dụng codein được dùng sau phẫu thuật cho trẻ em vừa thực hiện thủ thuật cắt amidan và /hoặc nạo V.A để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ liên quan đến tắc nghẽn đường thở có thể gây ra các phản ứng có hại hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng, thậm chí tử vong. Tất cả bệnh nhân nhi này đều sử dụng codein trong mức liều quy định, tuy nhiên, đã có bằng chứng cho thấy những trẻ này mang gen chuyển hóa codein sang morphin mạnh hoặc siêu nhanh.

Tương tác thuốc
– Kiêng rượu
– Không dùng với thuốc ức chế thần kinh trung ương, các thuốc an thần.
– Codein làm giảm chuyển hóa cyclosporin do ức chế men cytochrom P450.
– Dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính ở gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này.

Bảo quản

Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng.