STRESS CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?

Mang thai khiến cho cơ thể, cảm xúc và cuộc sống của phụ nữ thay đổi rất nhiều. Phụ nữ mang thai thường dễ stress  hơn so với những người không mang thai.

Vậy stress có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An tìm hiểu ngay nhé!

Trong suốt thời gian mang thai, stress có thể ảnh hưởng khá lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau.

Hậu quả của stress trên thai kỳ đã được chứng minh có thể là sảy thai, thai dị tật bẩm sinh. Tăng nguy cơ sinh non. Thai chậm phát triển trong tử cung. Mẹ tăng nhịp tim. Tăng huyết áp trên thai phụ, có nguy cơ dẫn đến tình trạng tiền sàn giật – sản giật. Ngay ở giai đoạn hậu sản, người mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh.

Stress thường ảnh hưởng nhiều nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn hình thành và hoàn thiện các cơ quan, tuy nhiên stress cũng có thể ảnh hưởng đến suốt thai kỳ.

Theo một nghiên cứu khoa học, những trẻ sơ sinh có mẹ bị stress trong 3 tháng đầu của thai kỳ tăng nguy cơ có nồng độ sắt thấp, dẫn đến chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Sắt đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển các hệ cơ quan, đặc biệt là não bộ. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới nồng độ sắt thấp ở trẻ sơ sinh là do thiếu hụt sắt ở người mẹ, mẹ mắc bệnh đái tháo đường, mẹ hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và đa thai.

Để cải thiện hiện tượng stress trên, một chuyên gia tâm lý học khuyên: cần ăn uống điều độ đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Chú ý phòng ngủ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Có thể tắm mát trước ngủ, không nên ăn trong vòng 1 giờ trước khi ngủ. Tập thể dục thường xuyên giúp cho cơ thể khỏe mạnh, làm việc tốt hơn và giảm stress. Chia sẻ với người thân, bạn bè để giải tỏa tâm lý lo âu, căng thẳng. Nếu như bạn đang phải làm việc quá nhiều trong một ngày, hãy chia sẻ nhiệm vụ cho những người khác cùng làm. Cần khám thai tại các cơ sở có đầy đủ phương tiện để chăm sóc tiền sản, đảm bảo thai kỳ được tiến triển tốt.

Chúc tất cả các mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc!

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.