Suy thận mãn tính và chỉ định lọc thận

Suy thận mạn có nghĩa là thận mất dần các chức năng lọc các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

 

I. Triệu chứng:

Nhiều bệnh nhân suy thận mạn không có triệu chứng rõ ràng. Thực tế triệu chứng không biểu hiện tới khi xuất hiện tổn thương thận nặng nề.

Các triệu chứng:

  • Tăng huyết áp.
  • Thiếu máu.
  • Mệt mỏi.
  • Buồn nôn.
  • Phù 2 mi mắt, 2 chi dưới.
  • Sút cân hay ăn không ngon miệng.
  • Ngứa.
  • Nước tiểu có màu sậm.

II. Nguyên nhân suy thận mạn:

  • Bệnh lí cầu thận: Viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh lí hệ thống… Bệnh ống kẽ thận mạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn.
  • Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp.
  • Bệnh thận bẩm sinh và di truyền ( thận đa nang, loạn sản thận ).
  • Bệnh tự miễn ( Lupus ban đỏ, xơ cứng bì ).
  • Sỏi thận tiết niệu, viêm thận bể thận mạn.
  • Người bị nhiễm độc trong một thời gian dài.

III. Chẩn đoán các độ suy thận mạn.

  • Độ I: Creatinin máu > 106-130 mmol/L: Là giai đoạn ủ bệnh, thường khó phát hiện ra bệnh lí vì không có biểu hiện cụ thể.
  • Độ II: Creatinin máu > 130-300 mmol/L: Biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, rối loạn đường tiểu ( tiểu đêm, tiểu bọt ) .
  • Độ III: Chia làm 2 cấp
    • IIIa: Creatinin máu > 300-500 mmol/L: Người bệnh biểu hiện cụ thể hơn do cơ thể có nhiều độc tố, cảm thấy các dấu hiệu: Buồn nôn, chán ăn, ngứa, phát ban, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài.
    • IIIb: Creatinin máu > 500-900 mmol/L.
  • Độ IV: Creatinin máu > 900mmol/L.

IV: Chỉ định lọc thận:

  • Khi suy thận độ IIIa, độ IV.
  • Chỉ định sớm hơn ở bệnh nhân đái tháo đường, suy tim.

Ngoài lọc thận còn có các phương pháp khác như: lọc màng bụng, ghép thận.

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.