TÌM HIỂU VỀ VIÊM NƯỚU

 

  1. Tổng quan

Bệnh viêm nướu răng (hay viêm lợi) là tình trạng nướu (lợi) quanh răng bị viêm sưng đỏ, đau, dễ bị chảy máu khi chải răng.

Bệnh viêm nướu không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để ở ngay giai đoạn đầu của bệnh

  1. Nguyên nhân

Nguyên nhân thường gặp nhất là do người bệnh vệ sinh răng miệng kém. Nếu các mảng bám thức ăn trên răng không được loại bỏ trong hơn hai đến ba ngày thì sẽ tích tụ tạo thành vôi răng (cao răng). Từ đó, các mảng bám và cao răng chính là ổ chứa vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi kích thích vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây bệnh khác như:

  • Hút thuốc lá thường xuyên
  • Những thay đổi nội tiết tố của phụ nữ mang thai hay sau khi sinh
  • Một số bệnh như đái tháo đường, ung thư,… khiến hệ miễn dịch suy yếu cũng dẫn tới viêm nướu.
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm,… là nguyên nhân làm giảm tiết nước bọt (thành phần có vai trò làm sạch vi khuẩn) tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

  1. Triệu chứng

Bệnh viêm nướu thường ít khi đau vì vậy người bệnh có thể bị viêm mà không biết. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nướu có thể có là:

  • Nướu răng sưng, mềm
  • Nướu răng dễ bị chảy máu khi dùng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa
  • Sự thay đổi màu sắc nướu răng từ một màu hồng nhạt khỏe mạnh đến nâu sẫm đỏ
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Tụt nướu
  • Có cảm giác đau khi ăn nhai hoặc chải răng

Nếu không điều trị viêm nướu thì bệnh có thể tiến triển lây lan đến các mô quanh răng (mô nha chu) và có thể dẫn đến lộ chân răng, lung lay răng và mất răng.

  1. Đối tượng nguy cơ

Viêm nướu rất phổ biến trong cộng đồng và bất kì ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên có một số người có nguy cơ bị viêm nướu nhiều hơn là:

  • Người có thói quen vệ sinh răng miệng kém.
  • Người thường xuyên hút thuốc lá, uống bia rượu.
  • Người lớn tuổi
  • Người mắc các bệnh như: tiểu đường, HIV, nhiễm virus hoặc nấm
  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh có sự thay đổi nội tiết tố
  • Người có chế độ dinh dưỡng kém
  1. Các biện pháp điều trị

Điều trị viêm nướu có thể loại bỏ các triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển và biến chứng nghiêm trọng như mất răng.

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng và làm sạch răng miệng kỹ lưỡng để loại bỏ tất cả dấu vết của mảng bám và cao răng.

Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc uống và nước súc miệng phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.

Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách và sử dụng chỉ nha khoa hiệu quả

Sửa chữa và phục hồi răng mà cản trở việc vệ sinh đầy đủ (nếu cần).

Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và tăng cường vệ sinh răng miệng tại nhà.

  1. Phòng ngừa

Biện pháp phòng ngừa tích cực nhất của bệnh viêm nướu là có một chế độ chăm sóc răng miệng tích cực và đều đặn:

  • Đánh răng ít nhất ba lần mỗi ngày sau khi ăn và chọn bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng làm sạch tất cả các mặt răng (mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai)
  • Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn trong kẽ răng mà bàn chải không làm sạch được, cần hạn chế dùng tăm vì dễ gây tổn thương gai nướu và làm rộng kẽ răng, càng dễ mắc thức ăn hơn.
  • Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ 4-6 tháng/lần

Ngoài ra còn cần có một chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, không làm tổn thương đến răng miệng: không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia, có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ.

Phòng khám Răng Hàm Mặt tại bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An tiếp nhận tất các các trường hợp bệnh lý về răng miệng. Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt với khi chăm sóc sức khỏe răng miệng tại đây. Hãy liên hệ với chúng tôi 0260.388.9999 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám.

 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.