Bệnh trĩ không còn là vấn đề sức khỏe quá xa lạ đối với đời sống hiện nay đặc biệt đối với những người làm việc ở văn phòng, thường xuyên phải ngồi nhiều. Bạn có đang biết mình bị trĩ nội hay trĩ ngoại và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
Phân loại bệnh trĩ: Bệnh trĩ được phân loại theo nguồn gốc giải phẫu và vị trí hình thành: trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp.
- Trĩ ngoại: thường được tìm thấy bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể quan sát được, búi trĩ giống như cục u trên bề mặt hậu môn, gây đau hoặc khó chịu hơn khi ngồi xuống, khi hoạt động thể chất hoặc khi đi cầu. Nếu cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.
- Trĩ nội: búi trĩ xuất hiện bên trong hậu môn thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được ngay cả khi chúng xuất huyết, khi bệnh trở nặng thường búi trĩ sẽ tăng kích thước và lan rộng ra xung quanh gây ra ngứa, đau rát và viêm nhiễm.
- Trĩ hỗn hợp: xuất hiện đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.
Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.
Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
Điều trị bệnh trĩ
Chế độ sinh hoạt: Việc ăn nhiều chất xơ, giảm thiểu chất béo, cay nóng, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia,.. là một trong những phương pháp giúp cho quá trình đào thải phân ra ngoài một cách dễ dàng. Thêm vào đó tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu sẽ giảm thiểu hiện tượng sưng hậu môn hoặc trực tràng. Ngoài ra việc thường xuyên đi cầu, ngâm hậu môn trong nước ấm giúp quá trình đào thải phân diễn ra thuận lợi , nhẹ nhàng tránh gây ra táo bón.
Điều trị ngoại khoa: Đối với trĩ cấp độ III, IV, trĩ hỗn hợp hoặc các biện pháp điều trị tại nhà không có hiệu quả, bạn cần thực hiện thủ thuật như:
Cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển: Miligan Morgan, Ferguson, White Head, các phương pháp này can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên thường gây đau
Cắt trĩ bằng phương pháp Logo: được chỉ định với trĩ nội độ 2 đến 4, đặc biệt là trĩ vòng. Đây là phương pháp được bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Gian ưu tiên áp dụng cho bệnh nhân vì phương pháp này có tỷ lệ tái phát rất thấp, bệnh nhân có thể hồi phục nhanh từ 1-5 ngày.
Bệnh trĩ thường được xem như một vấn đề tế nhị mà bệnh nhân không muốn nhiều người biết và đặc biệt là ngại đi khám và ngấm ngầm chịu đựng và điều trị. Tuy nhiên bạn cần nên thăm khám để được bác sĩ đánh giá đúng mức phân độ và hướng dẫn chế độ sinh hoạt, ăn uống và điều trị phù hợp, ngay cả khi ở thể nhẹ có thể điều trị hay cả ở thể nặng cần sự can thiệp của phẫu thuật.
Các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An luôn sẵn sàng để tư vấn, khám và điều trị cho bạn tất cả các ngày trong tuần (kể cả T7, CN).
————————————————