VÌ SAO CẦN PHẢI TIÊM NGỪA BỆNH DẠI  KHI TRẺ BỊ ĐỘNG VẬT CẮN?

 

  Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, lây từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể người.

  Các động vật có thể lây bệnh dại là: chó, mèo và một số động vật ăn thịt khác. Trong đó chó là động vật gây ra 95% số ca tử vong vì bệnh dại của con người.

   Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, nhưng bệnh dại gây hậu quả rất nghiêm trọng ở não và dây thần kinh. Bệnh dại hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên bệnh dại khi đã phát bệnh thì gần như tỷ lệ tử vong lên đến 100%.

  Do vậy, việc sơ cứu vết thương và tiêm vắc-xin dự phòng sau khi bị động vật cắn hay vết thương hở trên da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại/ bị dại là rất quan trọng.

Sơ cứu vết thương do động vật cắn | Vinmec

HƯỚNG DẪN SƠ CỨU VẾT THƯƠNG SAU KHI BỊ ĐỘNG VẬT CẮN

  • Đối với vết thương nhẹ, nông: Những vết cắn làm rách da không đáng kể và không có nguy cơ mắc bệnh dại được xem là vết thương nhẹ. Hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Bôi kem kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn và băng vết thương lại bằng một miếng băng sạch.
  • Đối với vết thương nặng, sâu: Nếu vết cắn xuyên sâu qua da hoặc da bị rách nặng và chảy máu, hãy dùng một miếng gạc khô và sạch đè nhẹ lên vết thương để cầm máu rồi sau đó đến gặp bác sĩ.
  • Đối với nhiễm trùng: Nếu bạn thấy những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, đau hoặc rỉ dịch, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bạn nghi ngờ con vật cắn có mang virus dại, bao gồm các động vật hoang dã, đặc biệt là dơi hoặc vật nuôi chưa rõ về chủng ngừa (chó, mèo), hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Cách sơ cứu khi con bị động vật, côn trùng cắn - VietNamNet

VẮC XIN PHÒNG BỆNH DẠI

Vắc-xin phòng bệnh dại là vắc-xin an toàn và hiệu quả cao, được tiêm chủng cho mọi đối tượng kể cả phụ nữ đang mang thai.

Vắc-xin được sử dụng tiêm dự phòng trước phơi nhiễm cho những nhóm nguy cơ cao như trẻ em, người chăm sóc, giết mổ động vật. Vắc-xin cũng được sử dụng để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho những trường hợp bị động vật cắn (PEP).

Phác đồ tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại theo khuyến cáo của WHO

  • Dự phòng trước phơi nhiễm
  • Là phác đồ tiêm dành cho người chưa chị động vật cắn. Bao gồm 2 phác đồ:
  • Phác đồ tiêm bắp: Một liều 0.5ml tiêm bắp theo lịch ngày 0, ngày 7 và ngày 21 hoặc 28.
  • Phác đồ tiêm trong da: Một liều tiêm trong da 0,1ml được tiêm vào các ngày 0, ngày 7 và ngày 21 hoặc 28.
  • Tiêm bắp hoặc tiêm trong da, 1 liều mỗi lần vào các ngày 0, ngày 7, và ngày 21 hoặc 28. Ngày 0 là ngày đầu tiên đến tiêm. Sau phác đồ 3 liều, để bảo vệ cơ thể tốt nhất cần nhắc lại mũi thứ 4 sau 1 năm và mỗi 5 năm/1 lần.

 

  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP):
  • Phác đồ tiêm bắp 5 liều và 4 liều (Phác đồ “Essen”). Một liều mỗi ngày vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Tiêm vào vùng trên cánh tay (vùng cơ delta) hoặc, ở trẻ nhỏ thì tiêm vào vùng mặt trước đùi. Không được tiêm vắc-xin ở vùng mông vì việc hấp thu vắc-xin ở vùng này không đảm bảo.

 

NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN LƯU Ý:

  • Phải theo dõi động vật đã gây ra vết thương cho trẻ.
  • Trường hợp trẻ bị động vật cắn vào mặt hoặc cổ là đặc biệt nguy hiểm, vì có thể gây đứt các mạch máu lớn. Mặc dù, sau khi trẻ bị cắn vào mặt/cổ và máu đã ngừng chảy, ba mẹ vẫn nên sớm đưa bé đến bác sĩ để xác định xem có cần khâu lại vết thương hoặc điều trị y tế khác hay không.
  • Trẻ bị động vật cắn dễ bị nhiễm trùng hơn các loại vết thương khác. Virus dại thông thường có thời gian ủ bệnh dao động từ 2-8 tuần sau khi tiếp xúc, một số trường hợp hiếm có thể 10 ngày đến 2 năm. Hầu như những trường hợp nhiễm virus dại sẽ không có cách nào điều trị được. Vì vậy ba mẹ nên đưa trẻ đến Bệnh viện để bác sĩ thăm khám, đánh giá, kiểm tra lại vết thương và tiêm phòng vắc-xin dại đủ liệu trình, đảm bảo sự an toàn cho trẻ.
  • Cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với vật nuôi, tránh nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh.
  • Khi đã tiêm phòng bệnh dại cho trẻ thì bạn cũng nên chú ý đến gian tiêm và thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch cho con.
  • Hãy dạy cho trẻ cách an toàn với động vật xung quanh.
  • Đừng bao giờ quấy phá động vật khi chúng đang ăn.
  • Không nên kéo tai hoặc đuôi của vật nuôi.
  • Nhấc vật nuôi lên từ từ.
  • Trẻ nên rửa tay sau khi vuốt ve động vật.
  • Không nên cho động vật hoang dã ăn hoặc động vật nào mà trẻ không biết.
  • Trẻ nhỏ không nên đưa tay vào thùng chứa hoặc chuồng của động vật.
  • Giữ vật nuôi bằng dây buộc.

            Tại Bệnh viện Đa Khoa Vạn Gia An có tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh dại cho trẻ. Ba mẹ hoàn toàn yên tâm với chất lượng dịch vụ tiêm ngừa. Con của bạn sẽ được thăm khám và tiêm ngừa trong một không gian rộng rãi, thoáng mát. Bé có cả một khu vui chơi sau khi tiêm ngừa với nhiều đồ chơi hấp dẫn.

Phòng tiêm chủng hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7
Sáng 7h – 11h
Chiều 13h – 17h

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi qua
Tel: 0260.388.9999 phím số 3
Zalo: 088 9993 699

 

 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.