Trang Chủ
Chuyên Khoa
Khoa Cận Lâm Sàng
Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn
KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
KHOA LÂM SÀNG
KHOA CẬN LÂM SÀNG
ĐẶT LỊCH TƯ VẤN
Quý Khách hàng có thể đặt lịch tư vấn tại đây
THEO DÕI CHÚNG TÔI
TỔNG QUAN
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, an toàn trong bệnh viện, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được đưa vào hoạt động từ những ngày đầu khi bệnh viện vừa khánh thành
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn thẩm định trước khi trình ban Giám Đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng các qui định,qui trình kiểm soát nhiễm khuẩn dựa trên cơ sở các qui định hướng dẫn chung của Bộ Y tế để trình Ban Giám Đốc phê duyệt và đưa vào triển khai tại bệnh viện.
- Phối hợp các khoa phòng liên quan giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm:
- Phát hiện, giám sát và báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
- Phát hiện, tiếp nhận báo cáo về những trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế từ các khoa lâm sàng và kết quả nuôi cấy vi khuẩn từ khoa vi sinh. Qua đó khoa KSNK đề xuất các giải pháp can thiệp kịp thời.
- Theo dõi và báo cáo các vi khuẩn kháng thuốc.
- Kiểm tra, đôn đốc nhân viên y tế, người bệnh, thân nhân bệnh nhân, và khách thực hiện đúng qui định về KSNK trong công tác khám chữa bệnh.
- Nghiên cứu khoa học, tuyên truyền huấn luyện chỉ đạo về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho từng khoa phòng.
- Quản lý giám sát các hoạt động khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải bệnh viện, cung cấp dụng cụ vô khuẩn hóa chất sát khuẩn, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện.
- Theo dõi báo cáo đánh giá phơi nhiễm và tai nạn rủi ro nghề nghiệp của nhân viên y tế liên quan đến tác nhân vi sinh vật.
- Phối hợp với khoa Vi sinh, Dược và các đơn vị lâm sàng theo dõi vi khuẩn kháng thuốc và sử dụng kháng sinh hợp lý.
- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho người bệnh và thân nhân về vệ sinh tay. Phối hợp cùng các khoa/phòng và thành viên thuộc Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm phát hiện, giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Theo dõi các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Điều tra những vụ dịch trong bệnh viện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
- Chuẩn hóa các quy trình khử khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho phù hợp với tình hình thực tại của bệnh viện.
- Chuẩn hóa và quản lý việc xử lý chất thải trong bệnh viện.
- Kiểm tra đôn đốc vệ sinh bệnh viện ,vệ sinh khoa phòng ,vệ sinh an toàn thực phẩm trong bệnh viện.
- Quản lý chất lượng đồ vải.
- Quản lý môi trường bệnh viện.
- Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế trong bệnh viện về chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn.
CÁC CÔNG VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA KHOA
Bộ phận giám sát
- Giám sát: thực hiện quy trình KSNK, tuân thủ vệ sinh tay, quản lý chất thải, vệ sinh môi trường…
- Tư vấn cho các khoa những vấn đề về kiểm soát nhiễm khuẩn
- Kết hợp với khoa Xét nghiệm đánh giá vi sinh vật trong môi trường (nước, không khí bề mặt) tại khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao (phòng phẫu thuật, hồi sức, phòng chạy thận nhân tạo, phòng sinh…), các khu điều trị.
- Xây dựng các quy trình Kiểm soát nhiễm khuẩn trong Bệnh viện.
- Tư vấn tổ chức đào tạo, tập huấn KSNK, Quản lý chất thải cho nhân viên y tế các khoa, phòng.
Bộ phận tiệt khuẩn Trung tâm
- Quản lý và hấp sấy tiệt khuẩn tập trung đồ vải, dụng cụ y tế toàn Bệnh viện.
- Cung cấp các gói dụng cụ phẫu thuật và đồ vải được tiệt khuẩn an toàn cho phòng mổ.
- Cung cấp các gói dụng cụ thủ thuật đã được tiệt khuẩn an toàn trong thực hiện các quy trình chăm sóc người bệnh: thay băng, cắt chỉ vết thương, sonde tiểu, phẫu thuật, khám, đỡ đẻ và điều trị sản phụ khoa…
Bộ phận giặt là, quản lý đồ vải
- Quản lý và xử lý tập trung đồ vải y tế toàn bệnh viện.
- Đảm bảo việc giao nhận, phân loại đồ vải tại các khoa.
- Cung cấp đồ vải sạch cho bộ phận tiệt khuẩn và các khoa.
Bộ phận quản lý chất thải rắn:
- Giám sát, kiểm tra việc thu gom, phân loại, vận chuyển chất thải rắn y tế tại các khoa, phòng. Quản lý chất thải y tế theo thông tư 58/2015 của liên Bộ Y tế – Bộ TNMT
- Phương tiện phân loại thu gom: thùng, xô theo màu, biểu tượng theo quy định.
- Quy định đường vận chuyển chất thải y tế.
- Có các nhà lưu giữ chất thải riêng biệt: thông thường, tái chế, nguy hại theo quy định.
- Vận hành, theo dõi hệ thống xử lý chất thải lỏng.
- Hợp đồng với công ty có đủ tư cách pháp nhân để chuyển giao xử lý chất thải thông thường, chất thải có khả năng tái chế, chất thải nguy hại.
VỆ SINH SẠCH SẼ – AN TOÀN ĐIỀU TRỊ