Rodilar 15mg

Nhóm : Điều trị các triệu chứng ho

Thành phần chính: Dextromethorphan hydrobromide 15mg

Quy cách: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Sản xuất: Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar (Việt Nam)

Độ tuổi: Người lớn, trẻ em ≥ 12 tuổi

Chống chỉ định:

– Quá mẫn với dextromethorphan hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

– Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, suy hô hấp.

– Phụ nữ cho con bú.

– Trẻ em < 12 tuổi.

Mô tả

Thành phần
– Dextromethorphan hydrobromide 15mg
– Tá dược vừa đủ
(Lactose, Tinh bột ngô, Povidone, Ethanol 96%, Talc, Magnesium stearate, Đường trắng, Gôm Arabic, Methyl hydroxybenzoate, Propyl hydroxybenzoate, Gelatin, màu Tartrazine, màu Erythrosine, Sáp ong, Paraffin.)

Chỉ định
– Điều trị triệu chứng ho do họng và phế quản bị kích thích khi cảm lạnh thông thường hoặc khi hít phải chất kích thích.
– Ho không có đờm, mạn tính.

* Chú ý: ngăn chặn ho làm giảm cơ chế bảo vệ quan trọng của phổi, do vậy dùng thuốc gairm ho chưa hẳn là cách tốt nhất với người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Liều dùng
– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 – 2 viên (tương đương 15 – 30 dextromethorphan hydrobromid), mỗi 4 – 6 giờ. Liều tối đa không quá 8 viên/ ngày (tương đương 120mg dextromethorphan hydrobromid).
– Người cao tuổi: giống liều của người lớn
– Không dùng thuốc kéo dài quá 2 – 3 tuần nếu không có chỉ định của bác sĩ.
– Bác sĩ không nên chỉ định dùng dextromethorphan kéo dài quá 2 -3 tuần.
* Xử lý thuốc trước và sau khi sử dụng:
Không có yêu cầu đặc biệt về xử lí thuốc trước và sau khi sử dụng.

Tác dụng phụ
– Thường gặp (ADR > 1/100):
+ Toàn thân: mệt mỏi, chóng mặt.
+ Tuần hoàn: nhịp tim nhanh.
+ Tiêu hóa: buồn nôn
+ Da: đỏ bừng
– Ít gặp (1/1000 < ADR <1/100): da (nổi mày đay).
– Hiếm gặp (ADR < 1/1000): thỉnh thoảng thấy buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa.
– Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
* Hướng dẫn cách xử trí tác dụng không mong muốn:
Trong trường hợp suy hô hấp và ức chế hệ TKTW, dùng naloxon liều 2 – 10mg, tiêm tĩnh mạch có thể có tác dụng hồi phục.

Thận trọng
– Người nghiện rượu.
– Người bệnh bị ho có quá nhiều đàm và họ mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc giãn phế nang.
– Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
– Dùng dextromethorphan có liên quan đến giải phóng histamin và nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng.
– Lạm dụng và phụ thuộc dextromethorphan có thể xảy ra (tuy hiếm), đặc biệt do dùng liều cao kéo dài.
– Sử dụng dextromethorphan với rượu hoặc những thuốc ức chế thần kinh trung ương khác có thể tăng ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương và gây độc với liều tương đối nhỏ.
– Dextromethorphan được chuyển hóa bởi cytochrom P450 2D6 của gan. Hoạt tính của enzym này được xác định có liên quan đến di truyền. Khoảng 10% dân số thông thường là chuyển hóa kém với CYP2D6. Những người chuyển hóa kém và những bệnh nhân sử dụng đồng thời với những thuốc ức chế CYP2D6 có thể làm nghiêm trọng và/hoặc kéo dài tác dụng của dextromethorphan. Cảnh báo nên được đưa ra ở những bệnh nhân là người kém chuyển hóa với CYP2D6 hoặc sử dụng thuốc ức chế CYP2D6.
– Chế phẩm có chứa lactose, thận trọng khi dùng cho người bệnh mắc các rối loạn di truyền hiểm gặp về dung nạp galactose, chứng thiếu hụt lactase Lapp hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose.
– Chế phẩm có chửa màu tartrazin lake, có thế gây dị ứng ở một số người nhạy cảm.
– Chế phẩm có chứa methyl hydroxybenzoat và propyl hydroxybenzoat, thận trọng có thế gây phản ứng dị ứng (có thể xảy ra muộn).

Thai kỳ

* Thời kỳ mang thai: Không có dữ liệu xác thực cho việc gây quải thai ở động vật.
– Trong nghiên cứu lâm sàng, kết quả nghiên cứu dịch tễ trên một số lượng nhỏ những phụ nữ dường như loại trừ ảnh hưởng dị dạng đặc biệt của dextromethorphan.
– Vào cuối thời kỳ mang thai, dùng liều cao, ngay cả khi điều trị ngắn, có thể gây suy nhược hỗ hấp ở trẻ sơ sinh.
– Trong ba tháng cuối của thai kỳ, việc sử dụng dextromethorphan mạn tính ở người mẹ, bất kể liều lượng, có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh.
– Do đó, việc thĩnh thoàng sử dụng dextromethorphan nên được xem xét trong thời kỳ mang thai chỉ khi thật cần thiết.

* Thời kỳ cho con bú: dextromethorphan tiết vào trong sữa mẹę, một vài trường hợp giảm trương lực và ngưng hô hấp đã được báo cáo ở trẻ nhũ nhi sau khi được bú sữa từ người mẹ sử dụng những thuốc kháng ho trung ương khác ở liều cao hơn liều thông thường. Do đó, việc sử dụng thuốc này bị chống chỉ định trong thời kỳ cho con bú.

Lái xe
Dextromethorphan có thể gây mệt mỏi, chóng mặt, ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, cần sử dụng thận trọng ở người thực hiện các công việc nguy hiểm và cần sự tập trung.

Tương tác, tương kỵ của thuốc  (Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác)

* Tương tác của thuốc:
– Dextromethorphan được chuyển hóa chính nhờ cytochrom P450 isoenzym CYP2D6, bởi vậy tương tác với các thuốc ức chế enzym này như amiodaron, haloperidol, propafenon, thioridazin, quinidin, làm giảm chuyển hóa của dextromethorphan ở gan, làm tăng nồng độ chất này trong huyết thanh và tăng các ADR của dextromethorphan.
– Tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO vì có thể gây phản ứng tương tác có hại.
– Dùng đồng thời với các thuỐc ức chế TKTW có thể tăng cườngác dụng ức chế TKTW của những thuốc này hoặc của dextromethorphan.
– Valdecoxib làm tăng nồng độ của dextromethorphan trong huyết thanh khi dùng cùng nhau. Dextromethorphan dùng cùng linezolid gây hội chứng giống hội chứng serotonin. Memantin có thể làm tăng cả tần suất và tác dụng không mong muốn của memantin và dextromethorphan, bởi vậy tránh dùng kết hợp. Không dùng kết hợp với moclobemid.
* Tương kỵ của thuốc:
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Bảo quản: Nơi khô (độ ẩm không quá 70%), nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng