LẤY MÁU GÓT CHÂN CHO TRẺ SƠ SINH CÓ THỂ PHÁT HIỆN NHỮNG BỆNH GÌ?

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh bằng phương pháp lấy máu gót chân là xét nghiệm sàng lọc bệnh bẩm sinh hiệu quả. Thông qua xét nghiệm lấy máu gót chân bố mẹ có thể biết được trẻ có mắc bệnh nguy hiểm nào không để tìm phương án điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa những hệ lụy xấu cho sức khỏe của trẻ. Vậy phương pháp lấy máu gót chân có thể thể phát hiện được những bệnh gì? Cùng BVĐK Vạn Gia An tìm hiểu ngay nhé!

XÉT NGHIỆM LẤY MÁU GÓT CHÂN LÀ GÌ VÀ THỰC HIỆN KHI NÀO?

Lấy máu gót chân là phương pháp dùng kim chích 1 – 2 giọt máu ở chân trẻ sơ sinh rồi thấm vào giấy chuyên dụng, để khô, sau đó bắt đầu xét nghiệm. Mục đích của xét nghiệm này nhằm phát hiện sớm những bệnh liên quan đến nội tiết hay rối loạn di truyền từ khi bé chào đời.

Xét nghiệm lấy máu gót chân dành cho bé sơ sinh 2 – 7 ngày tuổi. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm là khi bé đủ 24 giờ sau sinh. Với những bé sinh non hoặc thiếu cân thì nên thực hiện xét nghiệm này trước ngày thứ 20. Nếu trẻ phải truyền máu sau sinh thì có thể lấy máu xét nghiệm sau thời gian 3 tháng.

LẤY MÁU GÓT CHÂN PHÁT HIỆN NHỮNG BỆNH GÌ?

Lấy máu gót chân sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và điều trị sớm một vài bệnh lý ở trẻ như sau:

  • Thiếu men G6PD: đây là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X bị dị dạng gây nên bệnh vàng da, nếu kéo dài sẽ gây nên các nguy cơ bệnh lý về não, có thể gây tử vong cao hoặc các biến chứng về thần kinh, chậm phát triển… Nếu trẻ không bị biến chứng vàng da, thì qua giai đoạn sơ sinh, bệnh có thể bùng phát bệnh sau đó.
  • Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh: Khi cơ thể mắc bệnh này, tuyến thượng thận không thể sản xuất hai hormone cortisol và aldosterone theo đúng nhu cầu bình thường của trẻ. Mắc phải bệnh này có thể khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng nam tính.
  • Suy giáp bẩm sinh: Suy giáp bẩm sinh là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone ở giai đoạn sơ sinh.
  • Bệnh Phenylketon niệu (PKU): Trẻ sơ sinh mắc bệnh này hiếm khi biểu hiện các triệu chứng ngay, một số biểu hiện như: Trẻ ngái ngủ hoặc ăn kém; co giật, buồn nôn và nôn; Nổi ban đỏ giống bệnh Eczema; Da và tóc nhạt màu hơn so với những người trong gia đình; Trẻ có hành vi hung hăng hoặc tự gây thương tích, tăng động và đôi khi có các triệu chứng tâm thần.
  • Bệnh Rối loạn chuyển hóa đường Galactose trong máu (GAL): Trẻ bị rối loạn chuyển hóa Galactose sẽ không hấp thụ được đường này, do đó Galactose không được sử dụng để chuyển thành năng lượng cho cơ thể mà sẽ tích tụ và trở thành độc tố gây tổn thương gan, não, thận, mắt

Tại BVĐK Vạn Gia An, chúng tôi có liên kết với Viện di truyền học Gene Solution- đơn vị tiên phong trong lĩnh vực di truyền học tại Việt Nam giúp sàng lọc các bệnh lý chính xác, hiệu quả và nhanh chóng.

Để được tư vấn về dịch vụ sàng lọc sơ sinh, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số Hotline 02603 889 999 bấm phím 1 hoặc nhắn tin trực tiếp vào Fanpage của Bệnh viện.

———————————————————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN GIA AN
🏥 Địa chỉ: 407 Bà Triệu, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
☎️ Tel: (0260) 388.9999
📞 Hotline: (0260) 388.9999
Zalo: 0889.993.699
Email: info@vangiaan.vn

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.