LẤY MÁU GÓT CHÂN – SÀNG LỌC ĐẦU ĐỜI CHO TRẺ CÓ LIỆU CÓ CẦN THIẾT?

Tại Việt Nam, trung bình cứ 100 trẻ sinh ra sẽ có khoảng 3 trẻ bị dị tật bẩm sinh. Phần lớn những bệnh lý về nội tiết – chuyển hóa và di truyền trong giai đoạn bào thai hay những năm đầu đời của trẻ đều không bộc lộ rõ nên cha mẹ không thể nhận biết và điều trị. Đến lúc có biểu hiện bệnh thì đã là giai đoạn trễ và không có khả năng phục hồi nữa, nhất là với khả năng vận động của hệ thống thần kinh, trí não và tâm lý của trẻ.
Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng tránh được các biến chứng nghiêm trọng của dị tật ở trẻ thông qua những phương pháp sàng lọc ngay trong vòng 48 giờ đầu khi trẻ mới sinh ra đời. Một trong những phương phương pháp sàng lọc hiệu quả là – lấy máu gót chân.  Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An tìm hiểu về phương pháp sàng lọc này và liệu nó có cần thiết qua bài viết sau: 

LẤY MÁU GÓT CHÂN SÀNG LỌC NHỮNG BỆNH GÌ?

Lấy máu gót chân được thực hiện để xét nghiệm sàng lọc sau sinh sẽ góp phần phát hiện sớm các bệnh về nội tiết và rối loạn chuyển hoá làm ảnh hưởng đến thể trạng và quá trình tăng trưởng sau này của trẻ.

Lấy máu gót chân giúp phát hiện và có thể điều trị sớm một vài bệnh lý ở trẻ như sau:

  • Thiếu men G6PD là dạng bệnh lý di truyền dẫn đến vàng da. Tình trạng này kéo dài sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lý về não, có thể gây tử vong cao hoặc các biến chứng về thần kinh, chậm phát triển…  Nhiều trường hợp thiếu men này nhưng giai đoạn sơ sinh không bị vàng da thì thời gian sau đó sẽ bùng phát bệnh, khó thoát khỏi nguy cơ tử vong.
  •  Suy giáp bẩm sinh là tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ hormone và trẻ dễ bị chậm phát triển về trí tuệ và chiều cao. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 tuần để bổ sung hormone tuyến giáp thì trẻ sẽ phát triển bình thường
  • Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh khiến cho tuyến thượng thận không thể sản xuất hormone cortisol và aldosterone theo đúng nhu cầu bình thường. Bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng như một bé trai và v iệc điều trị bệnh kéo dài trong suốt cuộc đời, không thể chữa dứt điểm. Sau này khi trẻ lớn lên muốn làm mẹ thì sẽ phải sinh mổ. Đây cũng là bệnh lý di truyền nhưng có tỷ lệ hiếm. 
  • Bệnh Phenylketonuria niệu (PKU): là một rối loạn chuyển hóa axit amin gây ra hội chứng lâm sàng về khuyết tật về trí tuệ với những bất thường về nhận thức và hành vi. Nếu không được phát hiện kịp thời trẻ có thể bị chậm phát triển và tử vong.
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa Galactose: là bệnh làm cho cơ thể không thể hấp thụ được đường glactose, gây ra trường hợp dư thừa galactose trong máu. Trẻ sơ sinh khi mắc bệnh uống sữa mẹ sẽ gây tích tụ galactose, gây rối loạn chức năng gan và thận, suy giảm nhận thức, đục thủy tinh thể và suy buồng trứng sớm,.. và có thể tử vong nếu không phát hiện kịp thời.

LẤY MÁU GÓT CHÂN ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

  • Thời gian: Trong vòng 48 – 72 giờ sau sinh, khi trẻ ăn sữa được hơn 8 lần, trẻ có thể thực hiện xét nghiệm. Đối với bé sinh non, nhẹ cân thì lấy máu gót chân trước ngày thứ 20.
  • Hình thức: Bé sẽ được chích vào gót chân để lấy 1 – 2 giọt máu cho lên giấy chuyên dụng để mang xét nghiệm.
  • Kết quả: Tùy từng bệnh lý được lựa chọn để sàng lọc mà thời gian trả kết quả sẽ khác nhau, thường trong khoảng 10 – 15 ngày.

Lấy máu gót chân là một xét nghiệm nhanh chóng, không gây đau cho trẻ và là một xét nghiệm đáng để bố mẹ thực hiện sau khi bé chào đời  để có thể yên tâm, chuẩn bị tốt nhất đồng hành cùng bé lớn lên khỏe mạnh sau này. 

Hiện tại Bệnh viện Đa khoa Vạn Gia An đã triển khai  gói xét nghiệm 5 bệnh, bố mẹ quan tâm đến dịch vụ có thể liên hệ trực tiếp tại Bệnh viện hoặc gọi đến số (0260) 388.9999 để được tư vấn trực tiếp. 

————————————————

BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN GIA AN
🏥 Địa chỉ: 407 Bà Triệu, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
☎️ Tel: (0260) 388.9999
📞 Hotline: (0260) 388.9999
Zalo: 0889.993.699
Email: info@vangiaan.vn
TrịnhNgân

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

TÌM KIẾM

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

Không có thư rác, chỉ thông báo về tin tức mới nhất.