Natri clorid 0.9% 500ml

Nhóm: Dịch truyền

Thành phần chính: Natri clorid

Quy cách: Chai 500ml

Sản xuất: Fresenius Kabi, Việt Nam

Công dụng:

– Bổ sung Natri clorid và nước trong trường hợp mất nước: Tiêu chảy, sốt cao, sau phẫu thuật, mất máu.
– Phòng và điều trị thiếu hụt Natri và Clorid do bài niệu quá mức hoặc hạn chế muối quá mức; phòng co cơ (chuột rút) và mệt lả do ra mồ hôi quá nhiều vì nhiệt độ cao.
– Dung dich Natri clorid 0,9% được dùng rộng rãi để thay thế dich ngoại bào và trong xử lý nhiễm kiềm chuyển hóa có mất dịch và giảm Natri nhẹ; và là dịch dùng trong thẩm tách máu, dùng khibắt đầu và kết thúc truyền máu

Chống chỉ định: Người bệnh bị tăng Natri huyết, bị ứ dịch

Mô tả

Thành phần

Natri clorid
Nước cất pha tiêm

Dạng bào chế

 Dung dịch tiêm truyền.

Quy cách đóng gói

Chai nhựa 500ml

Dược lực học

Khi tiêm tĩnh mạch, dung dịch natri clorid là nguồn cung cấp bổ sung nước và chất điện giải. Dung dịch Natri clorid 0,9% (đẳng trương) có áp suất thẩm thấu xấp xỉ với dịch trong cơ thể. Natri là cation chính của dịch ngoại bào và có chức năng chủ yếu trong điều hoà sự phân bố nước, cân bằng nước, điện giải và áp suất thẳm thấu của dịch cơ thể. Clorid là anion chính của dịch ngoại bào. Dung dịch 0,9% Natri clorid không gây tan hồng cầu.

Dược động học

Natri clorid được hấp thu rất nhanh bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Thuốc được phân bố rộng rãi trong cơ thể. Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, nhưng cũng được thải trừ qua mồ hôi, nước mắt và nước bọt

Chỉ định điều trị

  • Bệnh nhân bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, sau phẫu thuật, mất máu.
  • Bệnh nhân bài niệu quá mức hoặc hạn chế muối quá mức gây thiếu hụt ion Natri và Clo trầm trọng.
  • Phòng chuột rút (co cơ).
  • Trường hợp mệt lả khi ra mồ hôi quá nhiều do nhiệt độ cao.
  • Sử dụng dung dịch tiêm truyền Natri Clorid 0,9% Fresenius Kabi 500ml để thay thế dịch ngoại bào trong nhiễm kiềm chuyển hóa có kèm mất dịch, trong thẩm tách máu hoặc trong lúc bắt đầu và kết thúc truyền máu.

Liều lượng và cách dùng
Liều dùng natri clorid tùy thuộc vào tuổi, cân nặng, tình trang mất nước, cân bằng kiềm toan và điện giải của người bệnh.
– Tiêm truyền tĩnh mạch theo sự chỉ dẫn của bác si.
– Tốc độ truyền: 120 – 180 giot/phút tương ứng với 360 – 540
ml/giờ.
– Nhu cầu Natri và Clorid ở người lớn thường có thể được bù đủ bằng tiêm truyền tĩnh mạch 1 lít dung dịch tiêm Natri clori hàng ngày.

Chống chỉ định

Người bệnh bị tăng Natri huyết, bị ứ dịch

Thận trọng

– Thận trọng khi dùng với người bệnh tăng huyết áp, phù phổi, phù ngoại biên, tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén.
– Hết sức thận trọng với người bệnh suy tim sung huyết hoặc các tình trạng giữ Natri hoặc phù khác.
– Người bệnh suy thận nặng, xơ gan, đang dùng các thuốc corticosteroid hoặc corticotropin.
– Đặc biệt thận trọng với người bệnh cao tuổi và sau phẫu thuật.

Tương tác thuốc

  • Thừa natri làm tăng bài tiết lithi; thiếu natri có thể thúc đầy Iithi bị giữ lại và tăng nguy cơ gây độc; người bệnh
    dùng lithi không được ăn nhạt.
  • Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Thuốc an toàn cho người mang thai và không ảnh hưởng đến việc cho con bú

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy

 Không ảnh hưởng khi lái xe và vận hành máy.

Tác dụng không mong muốn

Dùng quá nhiều Natri clorid có thể làm tăng natri huyết và lượng clorid nhiều có thể gây mất Bicarbonat kèm theo tác dụng toan hóa.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Sử dụng quá liều

– Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co cứng bụng, khát, giảm nước mắt và nước bọt, hạ kali huyết, tăng natri huyết, vã mồ hôi, sốt cao, tim nhanh, tăng huyết áp, suy thận, phù ngoại biên và
phù phổi, ngừng thở, nhức đầu, hoa mắt, co giật, hôn mê và tử vong.
– Điều trị: Khi có tăng natri huyết, nồng độ natri phải được điều
chỉnh từ từ với tốc độ không vượt quá 10 – 12 mmol/lít hàng ngày

Bảo quản

Nhiệt độ không quá 30°C.