Stadpizide 50 Stella

Nhóm : Thuốc chống loạn thần

Thành phần chính : Sulpiride

Quy cách : Hộp 5 vỉ x 10 viên

Công dụng : Thuốc điều trị chứng lo âu ở người lớn trong trường hợp thất bại với các điều trị thông thường. Tâm thần phân liệt cấp và mạn tính.

Sản xuất : Công ty liên doanh TNHH Stada – Việt Nam

Độ tuổi : Người lớn và trẻ em trên 14 tuổi

Chống chỉ định : Quá mẫn với sulpirid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc

Mô tả

Thành phần
Sulpiride 50mg
Tá dược: Tinh bột natri glycolat, tinh bột mì, lactose monohydrat, talc, magnesi stearat.

Chỉ định

  • Ðiều trị triệu chứng ngắn ngày chứng lo âu ở người lớn trong trường hợp thất bại với các điều trị thông thường.
  •  Tâm thần phân liệt cấp và mạn tính.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với sulpiride hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  •  U tủy thượng thận.
  •  Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
  •  Trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế, hôn mê, ngộ độc rượu và thuốc ức chế thần kinh.
  •  U phụ thuộc prolactin (ung thư vú, u tuyến yên).

Liều dùng
* Cách dùng:
Thuốc dùng đường uống, với nước lọc.
* Liều dùng:
– Điều trị ngắn hạn các triệu chứng lo âu ở người lớn trong trường hợp thất bại với các điều trị thông thường: 50 – 150 mg/ngày trong tối đa 4 tuần.
– Bệnh tâm thần phân liệt:
+ Bệnh nhân có triệu chứng âm tính: Khởi đầu uống 200 – 400 mg, ngày 2 lần, nếu cần có thể tăng đến liều tổng cộng 800 mg/ngày.
+ Bệnh nhân có triệu chứng dương tính: 400 mg/lần,  ngày 2 lần, nếu cần có thể tăng đến liều tối đa 1,2 g/lần, ngày 2 lần.
+ Bệnh nhân có triệu chứng âm và dương tính kết hợp: 400 – 600 mg/lần, ngày 2 lần.
– Người cao tuổi: Liều giống như liều người lớn. Nên dùng liều thấp khởi đầu là 50 – 100 mg/lần, ngày 2 lần, sau đó điều chỉnh liều khi cần.
– Trẻ em trên 14 tuổi: 3 – 5 mg/kg/ngày.
– Trẻ em dưới 14 tuổi: Không có chỉ định.
– Bệnh nhân suy thận:
+ Bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinin từ 30 – 60 ml/phút: Liều khuyên dùng nên giảm còn 2/3 so với liều bình thường.
+ Bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinin từ 10 – 30 ml/phút: Liều khuyên dùng nên giảm còn 1/2 so với liều bình thường.
+ Bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinin từ < 10 ml/phút: Liều khuyên dùng nên giảm còn 1/3 so với liều bình thường. Hoặc có thể kéo dài khoảng cách giữa các liều lần lượt tương ứng bằng 1,5; 2; 3 lần so với người bình thường. Tuy nhiên, nếu có thể không nên dùng sulpiride cho người suy thận từ mức độ vừa.

Tác dụng phụ
Thường gặp, ADR >1/100:  Mất ngủ hoặc buồn ngủ; tăng prolactin huyết, tăng tiết sữa, rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100: Kích thích quá mức, hội chứng ngoại tháp (ngồi không yên, vẹo cổ do co thắt, cơn quay mắt), hội chứng Parkinson, khoảng QT kéo dài (gây loạn nhịp, xoắn đỉnh).
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000:  Chứng vú to ở nam giới, loạn vận động muộn, hội chứng an thần kinh ác tính, hạ huyết áp thế đứng, nhịp tim chậm hoặc loạn nhịp, hạ thân nhiệt, nhạy cảm với ánh sáng, vàng da ứ mật.

Thận trọng

  • Trong trường hợp suy thận, nên giảm liều và tăng cường theo dõi bệnh nhân. Nếu suy thận nặng nên cho điều trị từng đợt gián đoạn.
  •  Cần tăng cường theo dõi khi điều trị với sulpiride: Ở bệnh nhân động kinh vì có khả năng ngưỡng co giật bị hạ thấp, ở người cao tuổi vì dễ bị hạ huyết áp thế đứng, buồn ngủ và dễ bị các tác dụng ngoại tháp.
  •  Không nên uống rượu hoặc dùng các chế phẩm chứa rượu trong suốt quá trình điều trị.
  •  Trường hợp sốt cao không rõ nguyên nhân, cần phải ngừng thuốc tuyệt đối do đây là 1 trong các dấu hiệu của hội chứng an thần kinh cấp tính.
  •  Thận trọng khi chỉ định sulpiride cho người hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ vì thuốc có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng.
  •  Tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân cao tuổi bị sa sút trí tuệ.
  •  Tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch: Các trường hợp huyết khối tĩnh mạch (VTE) đã được báo cáo khi dùng các thuốc chống loạn thần. Bệnh nhân được điều trị với thuốc chống loạn thần thường xuất hiện với các yếu tố nguy cơ mắc phải với VTE, tất cả các yếu tố nguy cơ đối với VTE cần xác định trước và trong khi điều trị và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
  •  Triệu chứng cai thuốc cấp tính, bao gồm buồn nôn, nôn, ra mồ hôi và mất ngủ đã được mô tả sau khi ngưng đột ngột các thuốc chống loạn thần. Tái phát các triệu chứng loạn thần kinh cũng có thể xảy ra, và sự xuất hiện của rối loạn vận động không tự chủ (chứng nằm ngồi không yên, rối loạn trương lực, rối loạn vận động) đã được báo cáo. Do đó nên giảm liều dần khi ngưng thuốc.
  •  Stadpizide 50 có chứa tá dược lactose. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzyme lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose – galactose.
  •  Stadpizide 50 có chứa tinh bột mì. Bệnh nhân dị ứng với lúa mì (khác với bệnh Coeliac) không nên dùng thuốc này.
    * Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
    Phụ nữ có thai:
    Tránh dùng sulpiride cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 16 tuần đầu thai kỳ.
    Phụ nữ cho con bú:
    Sulpiride được phân bố vào sữa mẹ với lượng tương đối lớn và có thể gây phản ứng không mong muốn đối với trẻ bú mẹ, do đó nên tránh sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú.
    * Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe, vận hành máy móc:
    Buồn ngủ có thể ảnh hưởng đến các thao tác của các công việc cần kỹ năng (lái xe và vận hành máy móc), đặc biệt là khi khởi đầu điều trị.

Tương tác thuốc

  • Sucralfat hoặc thuốc kháng acid: Dùng đồng thời sulpiride với sucralfat hoặc thuốc kháng acid chứa nhôm hay magnesi hydroxyd làm giảm sự hấp thu của sulpiride. Vì vậy, nên dùng sulpiride khoảng 2 giờ trước khi dùng các thuốc này.
  •  Lithium: Dùng đồng thời với lithium làm tăng nguy cơ phản ứng phụ ngoại tháp.
  •  Levodopa: Đối kháng cạnh tranh với các thuốc an thần kinh, vì vậy chống chỉ định phối hợp sulpiride với levodopa.
  •  Rượu: Làm tăng tác dụng an thần của thuốc. Tránh uống các thức uống và thuốc có chứa cồn trong khi dùng sulpiride.
  •  Các thuốc hạ huyết áp: Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp thế đứng (tác dụng cộng gộp), vì vậy cần lưu ý khi phối hợp.
  •  Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: Dùng đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
  •  Dùng chung các thuốc sau có thể gây xoắn đỉnh hoặc kéo dài khoảng QT:
    Diltiazem, verapamil, clonidin; digitalis;
    Thuốc gây mất cân bằng điện giải, đặc biệt là thuốc gây hạ kali huyết (thuốc lợi tiểu giảm kali huyết, thuốc nhuận tràng kích thích, amphotericin B tiêm tĩnh mạch, glucocorticoid, tetracosactid).
  •  Cần điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải khi phối hợp:
    Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm Ia (quinidin, disopyramid)
    Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III (amiodaron, sotalol)
    Các thuốc khác (pimozid, haloperidol; methadon, thuốc chống trầm cảm imipramin; lithium, cisaprid, thioridazin, erythromycin tiêm tĩnh mạch, halofantrin, pentamidin).

Bảo quản

  • Bảo quản trong bao bì kín, nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C