Mô tả
Thành phần
Azithromycin dưới dạng (azithromycin monohydrat) 200mg cho mỗi 5ml.
Tá dược: Sucrose, xanthan gum (E415) hydroxypropyl cellulose, anhydrous trisodium phosphate, anhydrous colloidal silica, aspartame (E951), cream caramel, titan dioxide (E171).
Chỉ định
– Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn (đã được chẩn đoán đầy đủ).
– Viêm tai giữa cấp tính do vi khuẩn (đã được chẩn đoán đầy đủ).
– Viêm họng, viêm amidan.
– Đợt cấp tính của viêm phế quản mạn tính (đã được chẩn đoán đầy đủ).
– Viêm phổi mắc phải do cộng đồng từ đến trung bình.
– Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
– Nhiễm khuẩn đường niệu và cổ tử cung không biến chứng do Chlamydia trachomatis.
Cần phải xem xét các hướng dẫn chính thức về sử dụng đúng thuốc kháng sinh.
Chống chỉ định
Bệnh nhân quá mẫn với Azithromycin, erythromycin, bất cứ kháng sinh nào thuộc nhóm macrolid hoặc ketolid, hoặc bất cứ tá dược nào.
Liều dùng và cách dùng
* Cách dùng:
– Uống thuốc một lần trong ngày. Có thể dùng thuốc cùng thức ăn.
– Có thể tránh vị đắng sau khi uống thuốc bằng cách uống nước trái cây ngay sau đó.
Cách pha hỗn dịch:
Lắc cho bột thuốc tơi ra. Thêm lượng nước như mô tả bên dưới vào bột thuốc:
– Đối với chai 15ml (600mg) hỗn dịch sau pha: thêm 7,5ml nước.
Lắc kỹ đến khi thu được hỗn dịch đồng nhất, màu từ trắng đến trắng nhạt. Lắc lại lọ thuốc trước mỗi lần sử dụng.
* Liều dùng
Người lớn
– Đối với nhiễm khuẩn đường niệu và cổ tử cung do Chlamydia trachomatis uống 1 liều duy nhất 1000mg.
– Đối với các chỉ định khác liều dùng là 1500mg, được uống 500mg mỗi ngày trong 3 ngày liên tục. Một cách khác với cùng một tổng liều (1500mg) có thể dùng trong 5 ngày với 500mg ngày đầu tiên và 250mg từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5.
Trẻ em và thanh thiếu niên (< 18 tuổi)
– Tổng liều ở trẻ em từ 1 tuổi trở lên là 30mg/lg được uống 10mg/kg mỗi ngày một lần trong 3 ngày, hoặc trong 5 ngày với liều duy nhất 10mg/kg trong ngày đầu tiên, liều tiếp theo 5mg/kg mỗi ngày trong 4 ngày tiếp theo, theo bảng dưới đây. Dữ liệu hạn chế đối với sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
– Liều để điều trị viêm họng viêm họng do Streptococcus pyogenes là một ngoại lệ: Trong điều trị viêm họng của Azithromycin do Streptococcus pyogenes đã được chứng minh là có hiệu quả khi điều trị cho trẻ em với liều duy nhất 10mg/kg hoặc 20mg/kg trong 3 ngày với liều tối đa hàng ngày là 500mg. Ở hai mức liều này thấy có hiệu quả lâm sàng tương tự, thậm chí sự diệt khuẩn thể hiện rõ hơn ở liều hàng ngày 20mg/kg.
Tuy nhiên penicillin là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị viêm họng do Streptococcus pyogenes và phòng bệnh sốt trong viêm khớp.
Trên những bệnh nhân bị suy thận:
– Không cần phải điều chỉnh liều trên những bệnh nhân bị suy thận nhẹ đến trung bình (GFR 10 – 80ml/phút).
Trên những bệnh nhân bị suy gan:
– Không cần phải điều chỉnh liều trên những bệnh nhân bị suy chức năng gan nhẹ đến trung bình.
Người cao tuổi:
– Dùng liều giống như người lớn. Do các bệnh nhân cao tuổi có thể đi kèm tinh trạng tiền loạn nhịp tiến triển nên cần cần thận trọng với các bệnh nhân do nguy cơ bị loạn nhịp tim và xoắn đỉnh.
Tác dụng phụ
Các phản ứng bất lợi có thể có hoặc có thể liên quan đến Azithromycin dựa trên các thử nghiệm lâm sàng và theo dõi sau khi đưa thuốc ra thị trường.
– Nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng:
Ít gặp: Nhiễm nấm candida, nhiễm trùng âm đạo, viêm phổi, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm dạ dày ruột, rối loạn hô hấp, viêm mũi, nhiễm nấm candida miệng.
– Rối loạn máu và hệ bạch huyết:
Ít gặp: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa axit
– Rối loạn hệ miễn dịch:
Ít gặp: Phù mạch, quá mẫn.
– Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
Ít gặp: Chán ăn.
– Rối loạn tâm thần:
Ít gặp: Căng thẳng, mất ngủ.
– Rối loạn hệ thần kinh
Thường gặp: Đau đầu.
Ít gặp: Chóng mặt, buồn ngủ, loạn vị giác, dị cảm.
– Rối loạn thị giác:
Ít gặp: Suy giảm thị lực.
– Rối loạn thính giác và mê đạo
Ít gặp: Rối loạn thính giác, chóng mắt.
– Rối loạn mạch:
Ít gặp: Đỏ bừng mặt.
– Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất
Ít gặp: Khó thở, chảy máu cam
– Rối loạn tiêu hóa
Phổ biến: Tiêu chảy.
Thường gặp: Nôn, đau bụng, buồn nôn.
Ít gặp: Táo bón, đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày, khó nuốt, chướng bụng, khô miệng, ợ hơi, loét miệng, tăng tiết mồ hôi.
* Vui lòng xem chi tiết ở tờ rơi bên trong hộp sản phẩm.
Thận trọng
– Bệnh nhân có bệnh gan nặng.
– Bệnh nhân dùng các dẫn xuất nấm cựa gà.
– Phụ nữ có thai: Tính an toàn của Azithromycin khi sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai chưa được xác định. Do đó chỉ nên sử dụng Azithromycin trong thời kỳ có thai trong trường hợp lợi ích vượt trội hơn nguy cơ.
– Phụ nữ cho con bú: Azithromycin được ghi nhận bài tiết qua sữa mẹ, nhưng chưa có các nghiên cứu lâm sàng đầy đủ và được kiểm soát tốt trên phụ nữ cho con bú nhằm mô tả dược động học của Azithromycin bài tiết vào sữa mẹ trên người.
– Khả năng sinh sản:
Trong các nghiên cứu về khả năng sinh sản được thực hiện trên chuột, giảm tỷ lệ mang thai được ghi nhận sau khi dùng Azithromycin. Mối liên quan đến vấn đề này trên người hiện chưa biết rõ.
– Lái xe: Không có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng.
Tương tác thuốc
– Các thuốc kháng acid: Bệnh nhân cần dùng cả Azithromycin và các thuốc kháng acid không nên uống cùng lúc 2 thuốc này.
– Cetirizin: Không có tương tác động học và không làm thay đổi có ý nghĩa khoảng QT.
– Didanosine (dideoxyinosine): Không ảnh hưởng.
– Zidovudin: Uống Azithromycin làm tăng nồng độ của zidovudin phosphoryl hóa.
– Các alcaloid nấm cựa gà: Không khuyến cáo sử dụng đồng thời azithromycin với các dẫn xuất nấm cựa gà.
Chuyển hóa có ý nghĩa qua trung gian cytochrom P450.
– Atorvastatin: Có trường hợp tiêu cơ vân.
– Carbamazepin: Không bị ảnh hưởng có ý nghĩa.
– Cimetidin: Không có thay đổi.
– Các thuốc chống đông coumarin đường uống: Không ảnh hưởng. Tuy nhiên, đã xuất hiện trường hợp tăng tác dụng chống đông coumarin đường uống.
– Cyclosporin: Thận trọng theo dõi nồng độ cyclosporin và hiệu chỉnh liều cho phù hợp.
– Efavirenz: Không ảnh hưởng.
– Fluconazol: Không có ý nghĩa lâm sàng.
– Indinavir: Không có ý nghĩa lâm sàng.
– Methylprednisolon: Không có ảnh hưởng
– Midazolam: Không thay đổi ý nghĩa lâm sàng.
– Nelfinavir: Không có phản ứng bất lợi.
– Rifabutin: Không ảnh hưởng.
– Terfenadin: Không ghi nhận bằng chứng tương tác. Tuy nhiên, đã có báo cáo về trường hợp hiếm gặp, trong đó khả năng tương tác không được loại trừ hoàn toàn.
– Theophylin: Không có bằng chứng tương tác.
– Triazolam: Không có ý nghĩa dược động học.
– Trimethoprim/sulfamethoxazole: Không có ý nghĩa.
Bảo quản
– Không bảo quản chai thuốc bột chưa mở nắp ở nhiệt độ trên 30 độ C.
– Không bảo quản hỗn dịch Binozyt 200mg/5ml ở nhiệt độ trên 25 độ C.
– Không sử dụng hỗn dịch Binozyt 200mg/5ml đã pha sau 5 ngày.
– Nếu bạn lấy hỗn dịch này từ nhà thuốc: Không dùng sau 5 ngày kể từ ngày phát thuốc. Ngày phát thuốc được ghi trên nhãn của nhà thuốc.